Hộ gia đình, cá nhân được cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ 500 nghìn/ha/năm từ 15/07/2024?
Hộ gia đình, cá nhân được cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ 500 nghìn/ha/năm từ 15/07/2024?
Tại Điều 9 Nghị định 58/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/7/2024) quy định như sau:
Điều 9. Cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ
1. Đối tượng:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng;
c) Doanh nghiệp nhà nước;
d) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
đ) Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;
e) Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp.
2. Mức kinh phí:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng.
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
c) Đối tượng quy định tại các điểm c, d và e khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
d) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí quản lý, bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.
đ) Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
e) Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng tại điểm d khoản 1 Điều này là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.
...
Tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng
...
2. Mức kinh phí:
a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng.
b) Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.
...
Như vậy, từ ngày 15/7/2024, hộ gia đình, cá nhân được cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao.
Hộ gia đình, cá nhân được cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ 500 nghìn/ha/năm từ 15/07/2024? (Hình từ Internet)
Trình tự cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân như thế nào?
Tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thì trình tự cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân như sau:
Điều 9. Cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ
...
4. Trình tự thực hiện:
a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định này.
b) Đối tượng quy định tại điểm c, e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định này.
c) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định này.
d) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
Trước ngày 30 tháng 5 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí bảo vệ rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê năm sau và đưa vào trong dự toán kinh phí ngân sách xã cùng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phân bổ kinh phí hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí sự nghiệp.
...
Theo điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thì trình tự thực hiện cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân như sau:
- Phương thức cấp kinh phí: căn cứ diện tích rừng được giao, kết quả bảo vệ rừng giữa chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân với Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn thực hiện theo năm, hoặc theo kế hoạch 3 năm, hoặc 5 năm;
- Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã cùng với Kiểm lâm làm việc tại địa bàn có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân;
Trường hợp bên nhận kinh phí bảo vệ rừng để xảy ra mất rừng hoặc phá rừng hoặc không thực hiện theo kế hoạch được duyệt thì lập biên bản xác định diện tích rừng đã mất hoặc bị suy giảm, xác định rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành;
Kết quả nghiệm thu hằng năm là căn cứ để thanh toán, quyết toán kinh phí.
Phân loại rừng phòng hộ như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 thì rừng phòng hộ được phân loại như sau:
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?