Các yếu tố nào cấu thành tội đào ngũ trong Quân đội nhân dân?

Các yếu tố nào cấu thành tội đào ngũ trong Quân đội nhân dân? Người phạm tội đào ngũ bị phạt bao nhiêu năm tù? Người có hành vi đào ngũ có bị tước quân tịch không?

Người phạm tội đào ngũ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội đào ngũ:

Điều 402. Tội đào ngũ
1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, người nào có hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi đào ngũ mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đào ngũ.

Người phạm tội đào ngũ có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Các yếu tố nào cấu thành tội đào ngũ trong Quân đội nhân dân?

Các yếu tố nào cấu thành tội đào ngũ trong Quân đội nhân dân? (Hình từ Internet)

Các yếu tố nào cấu thành tội đào ngũ trong Quân đội nhân dân?

Tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định đào ngũ là hành vi tự ý rời khỏi đơn vị quá 03 ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyển nghiệp, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015

Tội đào ngũ được quy định tại Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 là một trong tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Các yếu tố cấu thành tội đào ngũ trong Quân đội nhân dân như sau:

[1] Chủ thể

Chủ thể của tội đào ngũ phải là quân nhân tại ngũ gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan và binh sỹ và đang trong thời gian phục vụ Quân đội.

[2] Khách thể

Mặt khách thể tội đào ngũ là hành vi xâm phạm chế độ nghĩa vụ quân sự của hạ sỹ quan, binh sỹ, chế độ của phục vụ của quân nhân tại ngũ là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội.

Hành vi đào ngũ còn làm giảm sức chiến đấu của Quân đội; ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong Quân đội.

[3] Khách quan

Mặt khách quan tội đào ngũ là hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi đào ngũ mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

Đào ngũ có thể được thực hiện bằng việc quân nhân tự ý rời bỏ đơn vị một cách trái phép hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép để nhận nhiệm vụ.

Tự ý rời bỏ đơn vị một cách trái phép là tự ý đi khỏi đơn vị, nơi công tác, hoặc nơi điều trị, điều dưỡng không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền. Không có mặt tại đơn vị một cách trái phép là trường hợp không đến đơn vị, nơi công tác, nơi điều trị, nơi điều dưỡng… với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

[4] Chủ quan

Mặt chủ quan của tội Đào ngũ là hành vi được thực hiện do cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, xâm phạm đến chế độ nghĩa vụ quân sự, sức chiến đấu của Quân đội, việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong Quân đội.

Biết rõ hành vi đó là bỏ trốn khỏi hàng ngũ quân đội nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ mà người phạm tội vẫn thực hiện.

Người có hành vi đào ngũ có bị tước quân tịch không?

Căn cứ Điều 21 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định đào ngũ:

Điều 21. Đào ngũ
1. Người nào đào ngũ thì bị kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc lương.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
a) Là chỉ huy;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Lôi kéo người khác tham gia;
d) Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;
đ) Khi đang làm nhiệm vụ.

Tước quân tịch hay còn gọi là tước danh hiệu quân nhân là một hình thức kỷ luật cao nhất đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, được áp dụng khi quân nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định, nguyên tắc, hoặc đạo đức trong ngành quân đội.

Người nào đào ngũ và vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc

- Là chỉ huy;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;

- Khi đang làm nhiệm vụ.

Trân trọng!

Tội đào ngũ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội đào ngũ
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội đào ngũ trong Quân đội nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là đào ngũ? Tội đào ngũ trong thời bình bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội đào ngũ
Phan Vũ Hiền Mai
166 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội đào ngũ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào