Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp có được áp dụng chào hàng cạnh tranh không?
- Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp có được áp dụng chào hàng cạnh tranh không?
- Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ trong trường hợp nào?
- Nguyên tắc ưu đãi đối với gói thầu hỗn hợp được tính dựa trên căn cứ nào?
- Đồng tiền dự thầu đối với đấu thầu trong nước có được sử dụng đồng tiền nước ngoài không?
Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp có được áp dụng chào hàng cạnh tranh không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 24 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Điều 24. Chào hàng cạnh tranh
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
2. Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
3. Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;
4. Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo quy định này, gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp được áp dụng chào hàng cạnh tranh với điều kiện là gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp có được áp dụng chào hàng cạnh tranh không? (Hình từ Internet)
Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 30 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Điều 30. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật này;
b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp;
c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
2. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Như vậy, gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ trong trường hợp thực hiện gói thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh.
Nguyên tắc ưu đãi đối với gói thầu hỗn hợp được tính dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Nguyên tắc ưu đãi
1. Nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi trong đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc trong đánh giá về tài chính thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi có lợi nhất cho nhà thầu tương ứng với từng nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc đánh giá về tài chính.
2. Trường hợp tất cả các nhà thầu tham dự thầu đều được hưởng ưu đãi như nhau hoặc tất cả các nhà thầu đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì không cần tính ưu đãi để so sánh, xếp hạng.
3. Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn; phi tư vấn; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam; xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
4. Nhà thầu phải chứng minh nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ do nhà thầu chào thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu.
Theo đó, nguyên tắc ưu đãi đối với gói thầu hỗn hợp được tính căn cứ vào tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. .
Đồng tiền dự thầu đối với đấu thầu trong nước có được sử dụng đồng tiền nước ngoài không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Điều 13. Đồng tiền dự thầu
1. Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu, nhà đầu tư chỉ được chào thầu bằng Đồng Việt Nam.
2. Đối với đấu thầu quốc tế:
a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá 03 loại tiền tệ;
b) Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng 02 hoặc 03 loại tiền tệ thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu phải quy đổi về 01 loại tiền tệ; trường hợp trong số các đồng tiền đó có Đồng Việt Nam thì phải quy đổi về Đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi;
c) Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư phải chào thầu bằng Đồng Việt Nam;
d) Đối với chi phí ở nước ngoài liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài, Đồng Việt Nam.
Theo quy định này, đồng tiền dự thầu đối với đấu thầu trong nước không được sử dụng đồng tiền nước ngoài mà chỉ cho phép sử dụng Đồng Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?