Giáo viên nghỉ hè có lương không? Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học, THCS, THPT là bao nhiêu tuần?
Giáo viên nghỉ hè có lương không?
Tại khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có quy định về thời gian giáo viên nghỉ hè như sau:
Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Như vậy, giáo viên nghỉ hè vẫn được nhận lương và cả phụ cấp (nếu có).
Theo đó, giáo viên nghỉ hè sẽ được hưởng nguyên lương trong vòng 2 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm).
Giáo viên nghỉ hè có lương không? Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học, THCS, THPT là bao nhiêu tuần? (Hình từ Internet)
Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học, THCS, THPT là bao nhiêu tuần?
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT có quy đinh về thời gian làm việc của giáo viên tiểu học, THCS, THPT như sau:
(1) Đối với giáo viên tiểu học
Thời gian làm việc trong năm học là 42 tuần, trong đó:
- 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
(2) Giáo viên THCS, THPT:
Thời gian làm việc trong năm học là 42 tuần, trong đó:
- 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên bao gồm những thời gian nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP có quy định về thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:
Điều 3. Thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.
b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).
c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).
d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
...
Như vậy, thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm những thời gian sau:
- Thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng;
- Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?