Kế toán quản trị là gì? Kế toán quản trị trong doanh nghiệp có nội dung và phạm vi như thế nào?

Kế toán quản trị là gì? Kế toán quản trị trong doanh nghiệp có nội dung và phạm vi như thế nào? Nhiệm vụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp là gì? Nhiệm vụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp là gì?

Kế toán quản trị là gì?

Kế toán quản trị hay kế toán nội bộ được quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Kế toán 2015 như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
...

Như vậy, kế toán quản trị hay kế toán nội bộ là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.

Nhiệm vụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại Mục 3 Phần 1 Thông tư 53/2006/TT-BTC thì nhiệm vụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp như sau:

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.

- Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế toán quản trị.

- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Kế toán quản trị trong doanh nghiệp có nội dung và phạm vi như thế nào?

Theo quy định tại Tiểu mục 4.1 Mục 4 Phần 1 Thông tư 53/2006/TT-BTC thì nội dung, phạm vi kế toán quản trị trong doanh nghiệp như sau:

- Nội dung kế toán quản trị:

Nội dung chủ yếu, phổ biến của kế toán quản trị trong doanh nghiệp, gồm:

+ Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm;

+ Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh;

+ Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;

+ Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định;

+ Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;

+ Kế toán quản trị một số khoản mục khác:

++ Kế toán quản trị tài sản cố định (TSCĐ);

++ Kế toán quản trị hàng tồn kho;

++ Kế toán quản trị lao động và tiền lương;

++ Kế toán quản trị các khoản nợ.

Ngoài những nội dung chủ yếu, doanh nghiệp có thể thực hiện các nội dung kế toán quản trị khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

- Phạm vi kế toán quản trị: không bị giới hạn và được quyết định bởi nhu cầu thông tin về kế toán quản trị của doanh nghiệp trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch, kiểm tra, tổ chức, điều hành, ra quyết định và trình độ, khả năng tổ chức công tác kế toán quản trị của mỗi doanh nghiệp.

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp gồm những gì?

Theo quy định tại tiết 6.2.1 Tiểu mục 6.2 Mục 6 Phần 2 Thông tư 53/2006/TT-BTC thì hệ thống báo cáo kế toán quản trị chủ yếu của một doanh nghiệp thường bao gồm:

- Báo cáo tình hình thực hiện:

Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;

+ Báo cáo khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác;

+ Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm (dịch vụ) hoàn thành, tiêu thụ;

+ Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho;

+ Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động;

+ Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành;

+ Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hoá;

+ Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng thu nợ;

+ Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ;

+ Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm;

+ Báo cáo chi tiết tăng, giảm vốn chủ sở hữu.

- Báo cáo phân tích:

+ Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;

+ Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tài chính;

Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác.

Trân trọng!

Kế toán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kế toán
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính hệ số K trong kế toán? Hệ số K bao nhiêu là rủi ro?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh có bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phụ trách kế toán phải có bằng cấp gì? Có trách nhiệm và quyền như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải phần mềm HTKK mới nhất 2024 (phiên bản 5.2.3) của Tổng cục Thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất người làm kế toán có ý kiến khác với cấp trên và bảo lưu thì không phải chịu trách nhiệm về các sai phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kế toán năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế toán quản trị là gì? Kế toán quản trị trong doanh nghiệp có nội dung và phạm vi như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu C2-10/NS Mẫu Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách mới nhất năm 2024 theo Thông tư 19?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách viết mẫu biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa theo Thông tư 200 mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kế toán
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
1,867 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào