Nội dung các bước kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân như thế nào?

Nội dung các bước kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân như thế nào? Kiểm tra điều lệ Công an nhân dân gồm những hình thức, biện pháp nào?

Nội dung các bước kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân như thế nào?

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 09/2021/TT-BCA thì nội dung các bước kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân như sau:

[1]. Đối với kiểm tra công tác điều lệnh Công an nhân dân.

Bước 1: Thông báo kế hoạch kiểm tra:

Tổ kiểm tra thông báo nội dung, kế hoạch kiểm tra cho đơn vị, địa phương ít nhất trước 03 (ba) ngày trước khi kiểm tra. Đơn vị, địa phương được kiểm tra phải xây dựng báo cáo về công tác điều lệnh Công an nhân dân của đơn vị, địa phương mình;

Bước 2: Tiến hành kiểm tra

- Tổ trưởng trực tiếp thông báo mục đích, yêu cầu, nội dung, chương trình kiểm tra với Công an đơn vị, địa phương được kiểm tra;

- Đại diện lãnh đạo đơn vị, địa phương báo cáo kết quả công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật theo nội dung được thông báo; các thành viên trong tổ kiểm tra hỏi thêm những nội dung liên quan đến hoạt động kiểm tra;

- Kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật gồm:

+ Các văn bản chỉ đạo, kế hoạch và các báo cáo kết quả thực hiện quy định, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và đơn vị nghiệp vụ cấp trên về công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật;

+ Kế hoạch tập huấn, tổ chức thi điều lệnh, huấn luyện quân sự, võ thuật và báo cáo kết quả tập huấn, thi điều lệnh, quân sự, võ thuật Công an nhân dân;

+ Kế hoạch kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành điều lệnh, quân sự, võ thuật của các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ;

+ Kết quả xử lý vi phạm điều lệnh, quân sự, võ thuật Công an nhân dân (nếu có);

+ Hồ sơ, tài liệu về công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật Công an nhân dân;

- Kiểm tra lý thuyết và thực hành về điều lệnh, quân sự, võ thuật để đánh giá kết quả tập huấn điều lệnh, quân sự, võ thuật của đơn vị, địa phương.

Bước 3: Lập biên bản, thông qua nội dung và ký biên bản kiểm tra.

Biên bản kiểm tra được lập thành 02 bản; Tổ kiểm tra giữ 01 bản, Công an đơn vị, địa phương được kiểm tra giữ một bản. Trong biên bản phải ghi rõ ưu điểm, khuyết điểm về công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật; kiến nghị để khắc phục những vấn đề tồn tại; rút kinh nghiệm (nếu có).

[2]. Đối với kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân

Bước 1: Tổ trưởng trực tiếp thông báo mục đích, yêu cầu, nội dung, chương trình kiểm tra với Công an đơn vị, địa phương được kiểm tra.

Trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra bí mật, kiểm tra bí mật kết hợp công khai thì không phải thông báo mục đích, yêu cầu, nội dung, chương trình kiểm tra với Công an đơn vị, địa phương được kiểm tra;

Bước 2: Tiến hành kiểm tra

- Kiểm tra theo nội dung kế hoạch đề ra, các thành viên trong tổ kiểm tra hỏi thêm những nội dung liên quan đến công tác điều lệnh Công an nhân dân;

- Kiểm tra giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy tờ khác để xác định nhân thân của người được kiểm tra (nếu thấy cần thiết); chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, đo nồng độ cồn về lỗi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân;

- Thông báo cho cán bộ, chiến sĩ được kiểm tra biết về lỗi vi phạm;

- Lập biên bản vi phạm điều lệnh Công an nhân dân đối với cá nhân. Trường hợp sau khi lập biên bản, cán bộ, chiến sĩ vi phạm không ký biên bản thì Tổ trưởng kiểm tra mời người làm chứng ký vào biên bản xác nhận sự việc, nếu không có người làm chứng thì chụp ảnh, ghi âm, ghi hình vi phạm để làm cơ sở xử lý;

- Tổ kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra cho đơn vị được kiểm tra.

Bước 3: Lập biên bản, thông qua nội dung và ký biên bản kiểm tra

Biên bản kiểm tra được lập thành 02 bản; ghi rõ ưu điểm, khuyết điểm việc chấp hành điều lệnh, quân sự, võ thuật;

Tổ kiểm tra giữ một bản và Công an đơn vị, địa phương hoặc cá nhân được kiểm tra giữ một bản (photo). Trong biên bản phải ghi rõ kiến nghị để khắc phục những vấn đề tồn tại; rút kinh nghiệm (nếu có).

Nội dung các bước kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân?

Nội dung các bước kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân như thế nào? (Hình từ Internet)

Kiểm tra điều lệ Công an nhân dân bằng những hình thức, biện pháp nào?

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 09/2021/TT-BCA quy định về hình thức, biện pháp kiểm tra điều lệ Công an nhân dân như sau:

Điều 14. Hình thức, biện pháp kiểm tra
1. Kiểm tra thường xuyên
Kiểm tra thường xuyên là việc các đơn vị làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân định kỳ hằng tháng tổ chức kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân của các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ.
Căn cứ vào kế hoạch hoặc lịch kiểm tra, Tổ kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc thông báo với đơn vị, địa phương được kiểm tra về nội dung, chương trình, thời gian kiểm tra, đề nghị đơn vị, địa phương phối hợp kiểm tra theo kế hoạch.
2. Kiểm tra đột xuất
Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra công khai, không thông báo trước cho đơn vị, địa phương và cá nhân được kiểm tra biết. Tổ kiểm tra căn cứ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên hoặc kế hoạch kiểm tra để tổ chức kiểm tra độc lập. Sau khi kiểm tra xong thông báo kết quả kiểm tra cho đơn vị, địa phương biết.
3. Kiểm tra bí mật kết hợp với công khai
Kiểm tra bí mật kết hợp với công khai là hình thức cán bộ làm công tác kiểm tra điều lệnh mặc thường phục, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh về lỗi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ. Ngay sau đó thông báo cho lực lượng kiểm tra công khai trong tổ kiểm tra biết để tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và xử lý vi phạm (nếu có). Việc kiểm tra bí mật kết hợp với công khai phải thực hiện đúng theo quy định của Đảng, quy định của pháp luật và ngành Công an.
4. Kiểm tra bí mật
Kiểm tra bí mật là hình thức hóa trang, mặc thường phục, bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh về lỗi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân của đơn vị, tổ công tác hoặc của cán bộ, chiến sĩ; trên cơ sở tài liệu, hình ảnh, âm thanh thu được, Tổ kiểm tra xác định các lỗi vi phạm để báo cáo cấp trên làm cơ sở xử lý. Trường hợp cần thiết, Tổ kiểm tra xuất trình Giấy kiểm tra điều lệnh hoặc kế hoạch kiểm tra cho người được kiểm tra biết; lập biên bản về lỗi vi phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho đơn vị quản lý tập thể, cá nhân vi phạm biết để xử lý theo quy định. Chỉ kiểm tra bí mật khi cần đánh giá đúng thực trạng tình hình chấp hành điều lệnh của đơn vị và cán bộ, chiến sĩ. Việc kiểm tra bí mật phải thực hiện đúng theo quy định của Đảng, quy định của pháp luật và ngành Công an.

Như vậy, có 4 hình thức, biện pháp kiểm tra điều lệ Công an nhân dân, gồm:

- Kiểm tra thường xuyên;

- Kiểm tra đột xuất;

- Kiểm tra bí mật kết hợp với công khai;

- Kiểm tra bí mật.

Báo cáo và thông báo kết quả kiểm tra điều lệ Công an như thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 09/2021/TT-BCA quy định về báo cáo, thông báo kết quả kiểm tra điều lệ Công an nhân dân như sau:

- Báo cáo kết quả kiểm tra

+ Kết thúc đợt kiểm tra trong 03 ngày làm việc, Tổ kiểm tra dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, xin ý kiến các thành viên, báo cáo lãnh đạo đã ký kế hoạch kiểm tra điều lệnh, quân sự, võ thuật.

+ Nội dung báo cáo phải nêu rõ kết quả kiểm tra, những ưu điểm, tồn tại; những kiến nghị, đề xuất của Tổ kiểm tra và của đơn vị, địa phương, cá nhân được kiểm tra (nếu có);

Đồng thời bàn giao các giấy tờ, tài liệu, phương tiện có liên quan đến công tác kiểm tra cho cán bộ có trách nhiệm của đơn vị quản lý, bảo dưỡng.

+ Trường hợp cấp trên yêu cầu báo cáo vượt cấp thì Tổ trưởng báo cáo theo quy định.

- Thông báo kết quả kiểm tra

+ Kết thúc đợt kiểm tra, trong 05 ngày làm việc, Tổ kiểm tra dự thảo thông báo nội dung kết quả kiểm tra trình lãnh đạo đã ký kế hoạch kiểm tra điều lệnh, quân sự, võ thuật duyệt, ký thông báo gửi Công an các đơn vị, địa phương được biết;

Biểu dương những đơn vị, cán bộ, chiến sĩ chấp hành tốt, xử lý nghiêm những đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm theo quy định.

+ Trường hợp cần thiết có nội dung phát sinh trong quá trình kiểm tra, Tổ kiểm tra họp rút kinh nghiệm, đánh giá những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

Trân trọng!

Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công an nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan công an cấp úy là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn thị lực để thi vào trường công an năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư quy định tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống trong Công an nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính điểm bài thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 chính xác nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương mới của Đại úy công an từ 01/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có lịch thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân của Bộ Công an năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến sĩ công an nhân dân vi phạm điều lệnh nào bị xử lý bằng hình thức khiển trách?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, nữ xăm môi có được thi vào trường công an không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lực lượng Công an nhân dân có thể có tối đa bao nhiêu sĩ quan cấp tướng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công an nhân dân
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
166 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công an nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào