Tổng hợp 35 module mầm non theo Thông tư 12 mới nhất năm 2024?
Đối tượng nào được bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non?
Theo Mục 2 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
II. Đối tượng bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên mầm non áp dụng đối với giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tại nhà trẻ, nhóm trẻ, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo, trường mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là cơ sở GDMN).
Như vậy, chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non áp dụng đối với giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tại nhà trẻ, nhóm trẻ, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo, trường mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Tổng hợp 35 module mầm non theo Thông tư 12 mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Tổng hợp 35 module mầm non theo Thông tư 12 mới nhất năm 2024?
Căn cứ theo Mục 2 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT quy định tổng hợp 35 module mầm non theo Thông tư 12 như sau:
Module GVMN 1: Đạo đức nghề nghiệp của người GVMN
Module GVMN 2: Quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động nghề nghiệp
Module GVMN 3: Rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN
Module GVMN 4: Sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN
Module GVMN 5: Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN
Module GVMN 6: Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Module GVMN 7: Phát triển Chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương
Module GVMN 8: Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở GDMN
Module GVMN 9: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp
Module GVMN 10: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GGMN
Module GVMN 11: Kĩ năng sơ cứu - phòng tránh và xử lí một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em
Module GVMN 12: Tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
Module GVMN 13: Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
Module GVMN 14: Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
Module GVMN 15: Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
Module GVMN 16: Tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mỹ cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Module GVMN 17: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non
Module GVMN 18: Tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi tại cơ sở GDMN
Module GVMN 19: Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em lứa tuổi mầm non
Module GVMN 20: Tổ chức quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non
Module GVMN 21: Phát hiện, sàng lọc và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục đáp ứng trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Module GVMN 22: Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên liệu địa phương
Module GVMN 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở GDMN
Module GVMN 24: Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tuổi mầm non
Module GVMN 25: Giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ em lứa tuổi mầm non
Module GVMN 26: Kĩ năng giao tiếp ứng xử của GVMN với trẻ
Module GVMN 27: Quyền dân chủ của người GVMN trong cơ sở GDMN
Module GVMN 28: Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em
Module GVMN 29: Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non dựa vào cộng đồng
Module GVMN 30: Vấn đề lồng ghép giới trong giáo dục mầm non
Module GVMN 31: Quyền trẻ em, phòng, chống bạo hành và xử lý vi phạm về quyền trẻ em trong cơ sở GDMN
Module GVMN 32: Tự học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc cho GVMN
Module GVMN 33: Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN
Module GVMN 34: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm, lớp ở cơ sở GDMN
Module GVMN 35: Xây dựng môi trường giáo dục giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN
Tiêu chuẩn Phẩm chất nhà giáo của giáo viên mầm non được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn Phẩm chất nhà giáo của giáo viên mầm non như sau;
Tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
(1) Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
- Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;
- Mức khá: Có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
- Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.
(2) Tiêu chí 2. Phong cách làm việc
- Mức đạt: Có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc của giáo viên mầm non;
- Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ em;
- Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?