Đoàn quân Nam tiến đầu tiên của Hà Nội lên đường vào Nam chiến đấu vào thời gian nào?
Đoàn quân Nam tiến đầu tiên của Hà Nội lên đường vào Nam chiến đấu vào thời gian nào?
Ngày 26/9/1945, Chi đội Nam tiến đầu tiên gồm 3 đại đội do Chi đội trưởng Hoàng Thơ phụ trách đã hành quân bằng tàu hoả từ ga Hàng Cỏ. Dọc đường đã bổ sung 2 đại đội của Thanh Hoá, Nghệ An. Chi đội đã vào chiến đấu tại miền Đông Nam Bộ. Tiếp theo, nhiều đơn vị thuộc các Chi đội Giải phóng từ nhiều tỉnh ở Bắc Bộ và Trung Bộ vào Nam Bộ chiến đấu.
Trong hàng ngũ những đoàn quân Nam tiến, có cả những Việt kiều mới về nước, những cựu binh sĩ Việt Nam rời bỏ hàng ngũ quân đội Pháp đóng tại Vân Nam cũng tình nguyện vào Nam đánh giặc.
Lực lượng Nam tiến vào các chiến trường đã sát cánh chiến đấu cùng các chiến sĩ Nam Bộ, Nam Trung Bộ trên khắp các chiến trường miền Nam. Nhiều người đã anh dũng hy sinh trên mảnh đất miền Nam Tổ quốc.
Như vậy, Đoàn quân Nam tiến đầu tiên của Hà Nội lên đường vào Nam chiến đấu vào ngày 26/9/1945, tại ga Hàng Cỏ.
Đoàn quân Nam tiến đầu tiên của Hà Nội lên đường vào Nam chiến đấu vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Nam Cao có theo đoàn quân Năm tiến vào Nam Trung Bộ năm 1946 không?
Theo Tiểu mục 1 Mục B Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ban hành kèm theo Quyết định 482/QĐ-UBND-HC năm 2022 tỉnh Đồng Tháp thì:
Nam Cao (1915-1951): Ông chính tên là Trần Hữu Trí, quê làng Đại Hoàng (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Năm 1943, Nam Cao tham gia hội Văn hóa cứu quốc, năm 1946, theo đoàn quân Năm tiến vào Nam Trung Bộ. Năm 1950 ông tham gia chiến dịch Biên Giới và hi sinh vào tháng 11/1951. Tác phẩm của ông xuất hiện từ năm 1936, nhưng ông nổi tiếng với truyện ngắn Chí Phèo (1941), tiếp đó là các truyện ngắn có giá trị: Đời thừa, Nước mắt, Trăng sáng..., đặc biệt truyện dài Sống mòn (1944). Sau cách mạng tháng Tám, Nam Cao có một số tác phẩm có giá trị: Nhật ký ở rừng, Chuyện biên giới, đặc biệt là truyện ngắn Đôi mắt. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.
Nguồn trích dẫn: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam; Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh. Nxb Giáo dục, 2005. Tr. 336
Theo đó, Nam Cao có theo đoàn quân Năm tiến vào Nam Trung Bộ năm 1946.
Nội dung chính của Chặng đường vẻ vang 70 năm công tác dân tộc có liên quan đến đoàn quân Nam tiến như thế nào?
Theo Tiểu mục 2 Mục 2 Kịch bản phim ban hành kèm theo Quyết định 122/QĐ-UBDT năm 2016 thì nội dung chính của Chặng đường vẻ vang 70 năm công tác dân tộc có liên quan đến đoàn quân Nam tiến như sau:
Trường đoạn 2: Điểm tựa niềm tin cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954 - 1975)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Minh và sự tham mưu của Nha Dân tộc thiểu số, đồng bào các DTTS trên cả nước đã tích cực tham gia và ủng hộ cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngày 19/4/1946 Đại hội các dân tộc thiểu số miền nam tổ chức tại Pleiku Bác đã gửi thư mừng Đại hội, người viết “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.
Tình cảm thiêng liêng và tinh thần đoàn kết của Bác đã làm rung động hàng triệu trái tim đồng bào dân tộc, quyết tâm theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng. Khi Nam Bộ kháng chiến, trong đoàn quân Nam tiến đã có nhiều chiến sỹ dân tộc Tày, Mường... Riêng vùng Việt Bắc đóng góp hơn 20 chi đội, 10.000 người, trong đó đồng chí Hoàng Đình Giong là Tư lệnh Quân khu 9 thời kỳ 1946-1947 đã có nhiều cống hiến cho kháng chiến Nam Bộ. Ở vùng người Tày có lúc động viên 15-20% số dân tham gia lực lượng vũ trang. Ở Liên khu 5, lực lượng dân quân du kích trong đó phần lớn là người dân tộc thiểu số, vào năm 1948 có hơn 100.000 người, đến giữa năm 1950 tăng lên đến 50 vạn.
Trong chiến đấu, đồng bào các dân tộc thiểu số luôn ngoan cường, lập nhiều chiến công oanh liệt. Đã xuất hiện nhiều tấm gương trung kiên, tiêu biểu. Họ mãi mãi là niềm tự hào, như các Anh hùng quân đội: La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Đinh Núp... cùng hàng vạn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh.
Suốt 9 năm kháng chiến, dù bị kẻ thù đàn áp, cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn nhưng ở đâu, nhân dân các dân tộc thiểu số cũng đều hết lòng cưu mang, giúp đỡ bộ đội và cán bộ. Riêng Việt Bắc đã góp đến 13 triệu ngày công tham gia các chiến dịch lớn. Tính trung bình mỗi người dân đã góp 1/2 thời gian để phục vụ kháng chiến. Ở Miền Nam, đồng bào huyện An Khê, phần đông là người Ba Na đã ủng hộ chiến dịch đông xuân 1946-1947 hàng trăm tấn thóc; hàng trăm trâu, bò.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bị miễn nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ không?
- Cách viết thư UPU lần thứ 54: Bức thư gửi loài người từ đại dương hay, ý nghĩa nhất?
- Ngày 14 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 14 tháng 2 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?