Mẫu tờ khai sơ yếu lý lịch trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án mới nhất 2024?
Mẫu tờ khai sơ yếu lý lịch trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án mới nhất 2024?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định như sau:
Điều 7. Thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
1. Thủ tục đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên gồm các tài liệu sau:
a) Tờ trình đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên (theo Mẫu số 01);
b) Danh sách Hòa giải viên đề nghị bổ nhiệm (theo Mẫu số 16a);
c) Biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng tư vấn (theo Mẫu số 14 và Mẫu số 15);
d) Hồ sơ cá nhân của người được đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên (quy định tại khoản 2 Điều này).
2. Hồ sơ cá nhân:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm (theo Mẫu số 11);
b) Sơ lược lý lịch (theo Mẫu số 13);
...
Theo đó, mẫu tờ khai sơ yếu lý lịch trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án mới nhất 2024 đang được áp dụng theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-TANDTC.
Dưới đây là mẫu tờ khai sơ yếu lý lịch trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án:
Tải về mẫu tờ khai sơ yếu lý lịch trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án:
Mẫu tờ khai sơ yếu lý lịch trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định quy trình bổ nhiệm như sau:
Điều 6. Quy trình bổ nhiệm
1. Thông báo nhu cầu tuyển chọn Hòa giải viên
Căn cứ nhu cầu và định biên số lượng Hòa giải viên đã được phê duyệt, Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh thông báo tuyển chọn Hòa giải viên và đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, niêm yết tại trụ sở của Tòa án nhân dân nơi có nhu cầu trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày đăng thông báo, niêm yết.
2. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên
a) Người có đủ điều kiện theo thông báo nhu cầu tuyển chọn Hòa giải viên nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án nơi họ có nguyện vọng làm Hòa giải viên.
b) Tòa án nhân dân nơi nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ đã đầy đủ các giấy tờ theo quy định.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tiếp nhận hồ sơ, Tòa án nơi nhận hồ sơ phải tiến hành phân loại hồ sơ. Đối với các trường hợp bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại thì lập danh sách cử đi bồi dưỡng gửi đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp báo cáo Tòa án nhân dân tối cao.
d) Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao tổng hợp danh sách do Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi đến và làm văn bản chuyển Học viện Tòa án để tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo quy định.
...
4. Ra quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên
a) Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng tư vấn, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên. Trường hợp từ chối bổ nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Thông báo công khai danh sách Hòa giải viên
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách Hòa giải viên trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc; đồng thời, gửi Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để quản lý và công bố trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao theo quy định.
Như vậy, hiện nay Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án.
Có bao nhiêu hình thức khen thưởng đối với Hòa giải viên tại Tòa án?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định như sau:
Điều 15. Khen thưởng đối với Hòa giải viên
Hòa giải viên có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được xem xét, khen thưởng bằng các hình thức sau:
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”;
2. Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
3. Giấy khen của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh.
Theo quy định trên, Hòa giải viên có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sẽ được xem xét, khen thưởng bằng 03 hình thức dưới đây:
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”.
- Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Giấy khen của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?