Nội dung tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2024 là gì?

Cho tôi hỏi: Nội dung tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2024? Câu hỏi của chị M.H (TP. Đà Nẵng)

Nội dung tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2024?

Theo Công văn 3214/BTNMT-BHĐVN-TTTT năm 2024 hướng dẫn tổ chức các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới năm 2024. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số nội dung sau:

- Tập trung tuyên truyền về:

+ Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, luật pháp quốc tế về biển, đảo;

+ Các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển; vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo và đại dương; tài nguyên, môi trường biển, đảo;

+ Mục tiêu phân bổ, quản lý hiệu quả, giảm thiểu các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng không gian biển nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế biển, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn biển, phát triển khoa học và công nghệ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế hiệu quả, từng bước xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

- Từ nay đến hết tháng 6 năm 2024, đồng loạt tổ chức các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới năm 2024 trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung vào những hoạt động cụ thể sau:

+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chủ đề Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2024 theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, sáng tạo; đổi mới phương thức, hình thức truyền thông, ứng dụng công nghệ, kết hợp các kênh thông tin, mạng xã hội, chú trọng vào các hoạt động thực tiễn có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của cộng đồng.

+ Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm về:

++ Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển; công tác quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, công bằng, bền vững tài nguyên biển, hải đảo; ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển;

++ Bảo vệ, duy trì và phục hồi đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa biển; khai thác, đánh bắt thủy sản an toàn, bền vững, đúng pháp luật gắn với bảo vệ môi trường; hạn chế thấp nhất có thể tác động của thiên tai; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

++ Điều tra, nghiên cứu khoa học về biển, hải đảo phục vụ quản lý, sử dụng bền vững không gian biển, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

+ Phát động các phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng như Chiến dich ra quân làm sạch biển, thu gom xử lý chất thải, rác thải, không thải rác thải nhựa ra môi trường… Phát hiện, biểu dương và khen thưởng những tổ chức, cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp có những đóng góp hiệu quả, thiết thực trong việc quản lý, sử dụng bền vững không gian biển, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

+ Tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rác thải nhựa ven biển và trên các hải đảo; khuyến khích các nghiên cứu về biển, đảo, hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường biển; tổ chức khởi công, xây dựng, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích của cộng đồng ven biển và trên các đảo, hải đảo.

+ Các cơ quan truyền thông, báo chí, các đài phát thanh, truyền hình tập trung đưa tin, bài, phóng sự, chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2024; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam.

Nội dung tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2024 là gì?Nội dung tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2024 là gì? (Hình từ Internet)

Chính sách của nhà nước về quản lý và bảo vệ biển hiện nay ra sao?

Căn cứ Điều 5 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về chính sách quản lý và bảo vệ biển của nhà nước hiện nay bao gồm như sau:

- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.

- Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.

- Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.

- Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.

- Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.

Việc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như thế nào?

Công tác quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 và khoản 11 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:

Điều 5. Nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo
1. Tài nguyên biển và hải đảo phải được quản lý thống nhất theo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch không gian biển quốc gia, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải dựa trên tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng phù hợp với chức năng của từng khu vực biển và trong giới hạn chịu tải của môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo.
3. Việc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

Theo đó, công tác quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:

- Tài nguyên biển và hải đảo phải được quản lý thống nhất theo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch không gian biển quốc gia, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải dựa trên tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng phù hợp với chức năng của từng khu vực biển và trong giới hạn chịu tải của môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo.

- Việc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
11 Nước Đông Nam Á gồm các nước nào? Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm tháng 6 2024 - Lịch vạn niên tháng 6 2024 đầy đủ, mới nhất? NLĐ được nghỉ các ngày lễ, tết nào trong năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Các địa điểm bán vàng của ngân hàng tại Hà Nội, TPHCM năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 20 tháng 6 là ngày gì? Ngày 20 tháng 6 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Trẻ em tị nạn tại Việt Nam có được bảo vệ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 21 tháng 6 là ngày gì? Ngày 21 tháng 6 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Cơ quan có quyền từ chối cung cấp thông tin nào cho báo chí?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 15 tháng 6 là ngày gì? Ngày 15 tháng 6 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nhà nước có những chính sách nào đối với người cao tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay 2024 - âm lịch hôm nay - xem lịch âm, dương 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày thành lập Đoàn 26 tháng 3 năm 2024 ngắn gọn?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi trực tuyến hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 kỳ 2?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
838 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào