Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm có được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm khác không?
Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm có được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm khác không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 82 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Điều 82. Nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm không được đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm khác hoạt động trong cùng lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hoặc tái bảo hiểm tại Việt Nam.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác hoạt động trong cùng lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hoặc tái bảo hiểm tại Việt Nam.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh, Trưởng Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được kiêm nhiệm tối đa Giám đốc của 01 chi nhánh hoặc Trưởng 01 văn phòng đại diện hoặc Trưởng 01 bộ phận nghiệp vụ của cùng một doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Giám đốc của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là người đại diện theo pháp luật và chỉ được kiêm nhiệm tối đa Trưởng 01 bộ phận nghiệp vụ của chi nhánh đó.
...
Về nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ thì Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm khác hoạt động trong cùng lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hoặc tái bảo hiểm tại Việt Nam.
Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm có được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm khác không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm phải chính thức hoạt động trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 73 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Điều 73. Điều kiện trước khi chính thức hoạt động
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Đối với trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo bằng văn bản và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản về việc gia hạn thời gian chính thức hoạt động; thời gian gia hạn tối đa là 12 tháng.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng các quy định sau đây để chính thức hoạt động:
a) Chuyển số vốn gửi tại tài khoản phong tỏa thành vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
b) Xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với hình thức hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; bầu, bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật; bầu, bổ nhiệm các chức danh đã được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này;
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm phải chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì doanh nghiệp bảo hiểm được xem xét gia hạn thời gian chính thức hoạt động với điều kiện phải báo cáo bằng văn bản và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản về việc gia hạn thời gian chính thức hoạt động.
Trong trường hợp này, thời gian chính thức hoạt động có thể được gia hạn tối đa là 12 tháng.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thay đổi thông tin nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thay đổi một trong các thông tin dưới đây:
- Tên, địa điểm đặt trụ sở chính.
- Mức vốn điều lệ; vốn được cấp.
- Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động.
- Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến có cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ.
- Thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán.
- Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
- Đầu tư ra nước ngoài, bao gồm việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?