Người đại diện bị hại không hợp tác trong việc giải phẫu tử thi bị hại nên không xác định được nguyên nhân chết thì giải quyết như thế nào?
Trường hợp bị hại chết, người đại diện bị hại không hợp tác trong việc giải phẫu từ thì nên không xác định được nguyên nhân chết thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo Hướng dẫn 218/HDLN-VKSTC-BCA năm 2024 hướng dẫn như sau:
...
Câu 16. Trường hợp bị hại chết, người đại diện bị hại không hợp tác trong việc giải phẫu tử thi nên không xác định được nguyên nhân chết thì giải quyết như thế nào?
Trả lời: Vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải xác định nguyên nhân chết theo khoản 3 Điều 206 BLTTHS. Trường hợp chỉ cần khám ngoài hoặc giám định qua hồ sơ xác định được nguyên nhân chết thì phải tiến hành khám ngoài, chụp ảnh dấu vết, thu thập chứng cứ khác hoặc hồ sơ để phục vụ giám định, ghi rõ lý do không giải phẫu tử thì vào biên bản khám nghiệm.
Trường hợp khám ngoài hoặc giảm định qua hồ sơ không bảo đảm xác định được nguyên nhân chết thủ phải giải phẫu tử thi để không bỏ lọt tội phạm. Người đại diện của bị hại được quyền yêu cầu giải quyết phần dân sự theo quy định pháp luật. Trường hợp gia đình nạn nhân không đồng ý thì vận động, giải thích, thuyết phục, nếu tiếp tục cản trở, chống đối thủ tủy mức độ xem xét xử lý theo quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính 2022 hoặc khoản 10 Điều 466 BLTTHS.
...
Theo đó, khi vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải xác định nguyên nhân chết, đây là trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định theo khoản 3 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Trường hợp chỉ cần khám ngoài hoặc giám định qua hồ sơ xác định được nguyên nhân chết thì phải tiến hành khám ngoài, chụp ảnh dấu vết, thu thập chứng cứ khác hoặc hồ sơ để phục vụ giám định, ghi rõ lý do không giải phẫu tử thì vào biên bản khám nghiệm.
- Trường hợp khám ngoài hoặc giảm định qua hồ sơ không bảo đảm xác định được nguyên nhân chết thủ phải giải phẫu tử thi để không bỏ lọt tội phạm.
Người đại diện bị hại được quyền yêu cầu giải quyết phần dân sự theo quy định pháp luật. Trường hợp gia đình nạn nhân không đồng ý thì vận động, giải thích, thuyết phục, nếu tiếp tục cản trở, chống đối thủ tùy mức độ xem xét xử lý theo quy định:
- Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ tại Điều 13 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022;
- Hoặc khoản 10 Điều 466 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Tải Hướng dẫn 218/HDLN-VKSTC-BCA năm 2024 áp dụng quy định Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự trong quá trình phối hợp tiếp nhận, thụ lý xác minh nguồn tin tội phạm, kiến nghị khởi tố và giải quyết các vụ án về trật tự xã hội: Tại đây
Người đại diện bị hại không hợp tác trong việc giải phẫu tử thi bị hại nên không xác định được nguyên nhân chết thì giải quyết như thế nào? (Hình từ Internet)
Người đại diện bị hại có quyền gì?
Theo khoản 2 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định quyền của người đại diện bị hại như sau:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
- Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
- Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
- Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
- Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người đại diện bị hại có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại không?
Theo khoản 2 Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý.
...
Theo đó, người đại diện bị hại có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?