Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động 6 tháng đầu năm 2024?

Cho tôi hỏi mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động 6 tháng đầu năm 2024 là mẫu nào? Khi nào nộp báo cáo? Câu hỏi từ anh Minh (Bắc Ninh)

Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động 6 tháng đầu năm 2024?

Căn cứ Mẫu 09/PLIII Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động như sau:

Tải về mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động 6 tháng đầu năm 2024 Tại đây

Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động 6 tháng đầu năm 2024?

Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động 6 tháng đầu năm 2024? (Hình từ Internet)

Khi nào nộp báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động 6 tháng đầu năm 2024?

Căn cứ Điều 31 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP và bổ sung bởi khoản 2 Điều 49 Nghị định 10/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại:

Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại
...
2. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; đồng thời báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12
...

Như vậy, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động 6 tháng đầu năm 2024 trước ngày 20/6/2024.

Báo cáo được gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động đặt trụ sở chính hoặc có hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn khu công nghệ cao thì khi gửi các báo cáo thì gửi thêm 01 bản báo cáo cho Ban quản lý khu công nghệ cao.

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 56 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động:

Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;
4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

Như vậy, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ sau:

- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật

- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động

- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động

- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động

- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc

- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động

Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động

- Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;

- Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động

- Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau

- Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động

Trân trọng!

Cho thuê lại lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cho thuê lại lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (Mẫu số 08/PLIII) 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (Mẫu số 04/PLIII) mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng nhận ký quỹ không được cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động rút tiền ký quỹ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động cho thuê lại lao động có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có được rút tiền ký quỹ khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện ký quỹ bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Cho thuê lại lao động vượt quá 12 tháng thì bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cho thuê lại lao động
Phan Vũ Hiền Mai
342 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào