Cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới không được để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi?

Cho tôi hỏi cán bộ giai đoạn mới không được để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi có đúng không? câu hỏi từ anh Hà (Hà Nội).

Cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới không được để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi?

Ngày 09/5/2024 Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 144-QĐ/TW năm 2024 quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới.

Trong đó, 05 chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới như sau:

[1] Yêu nước, tôn trọng Nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc

[2] Bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhập

[3] Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

[4] Đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm

[5] Gương mẫu, khiêm tốn, tu dưỡng rèn luyện, học tập suốt đời

Tại Điều 3 Quy định 144-QĐ/TW năm 2024 quy định cán bộ, đảng viên giai đoạn mới không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng chuẩn mực Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thì cán bộ, đảng viên cần thực hiện như sau:

- Tâm huyết, trách nhiệm, dấn thân, nỗ lực hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, có ý chí, quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

- Quản lý, sử dụng tài sản công đúng mục đích, đúng quy định; tiết kiệm và hiệu quả; không xa hoa, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức và các nguồn lực vật chất khác của tập thể và cá nhân.

- Trong sạch, không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

- Trung thực, thẳng thắn, khách quan, công tâm, tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình, không giấu khuyết điểm, không nói sai sự thật; thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh.

- Nêu cao lòng tự trọng, danh dự, không cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, giữ gìn phẩm giá của người cán bộ, đảng viên, không để tác động lôi kéo, cám dỗ tiêu cực.

Cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới không được để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi?

Cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới không được để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi? (Hình từ Internet)

Các hành vi nào được xác định là hành vi tham nhũng?

Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định các hình vi được xác định là hành vi tham nhũng, bao gồm:

[1] Trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện

- Tham ô tài sản

- Nhận hối lộ

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi

- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi

- Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi

[2] Trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện

- Tham ô tài sản

- Nhận hối lộ

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi

Cán bộ vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức:

Điều 8. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
4. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
...

Theo quy định trên, cán bộ có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng mà gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức kỷ luật khiển trách.

Trân trọng!

Đảng viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đảng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên bị xóa tên có được kết nạp lại không? Thủ tục xóa tên Đảng viên được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xét lý lịch 3 đời vào Đảng gồm những ai? Quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản tự kiểm điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt đảng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa tốt nghiệp THPT có được vào Đảng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp một số mẫu bản đăng ký học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản nhận xét của đảng viên giúp đỡ quần chúng vào Đảng mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đã ly hôn có được vào Đảng không?
Hỏi đáp Pháp luật
27 biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa đối với Đảng viên 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ được Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới không được để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đảng viên
Phan Vũ Hiền Mai
173 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đảng viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào