Điều kiện áp dụng cho thiết bị điện y tế là gì theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7303-1:2009?

Cho tôi hỏi: Điều kiện áp dụng cho thiết bị điện y tế là gì? Quá trình quản lý rủi ro đối với thiết bị điện y tế được thực hiện như thế nào? Câu hỏi từ chị Ánh - Hà Nội

Điều kiện áp dụng cho thiết bị điện y tế là gì theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7303-1:2009?

Căn cứ Tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN 7303-1:2009 điều kiện áp dụng cho thiết bị điện y tế hoặc hệ thống điện y tế như sau:

4. Yêu cầu chung
4.1. * Điều kiện áp dụng cho thiết bị điện y tế hoặc hệ thống điện y tế
Nếu không có quy định nào khác, phải áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn này trong sử dụng bình thường và sử dụng sai dự kiến.
Khi áp dụng tiêu chuẩn này cho thiết bị điện y tế hoặc hệ thống điện y tế để bù hoặc giảm bệnh hoặc thương tật, thì các định nghĩa và yêu cầu sử dụng thuật ngữ bệnh nhân phải được coi như áp dụng cho người mà thiết bị hoặc hệ thống đó được thiết kế để sử dụng.

Như vậy, điều kiện áp dụng cho thiết bị điện y tế hoặc hệ thống điện y tế như sau:

- Nếu không có quy định nào khác, phải áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn này trong sử dụng bình thường và sử dụng sai dự kiến.

- Khi áp dụng tiêu chuẩn này cho thiết bị điện y tế hoặc hệ thống điện y tế để bù hoặc giảm bệnh hoặc thương tật, thì các định nghĩa và yêu cầu sử dụng thuật ngữ bệnh nhân phải được coi như áp dụng cho người mà thiết bị hoặc hệ thống đó được thiết kế để sử dụng.

Điều kiện áp dụng cho thiết bị điện y tế là gì theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7303-1:2009?

Điều kiện áp dụng cho thiết bị điện y tế là gì theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7303-1:2009? (Hình từ Internet)

Quá trình quản lý rủi ro đối với thiết bị điện y tế được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 4.2 Mục 4 TCVN 7303-1:2009 quá trình quản lý rủi ro đối với thiết bị điện y tế được thực hiện như sau:

Phải thực hiện quá trình quản lý rủi ro phù hợp với ISO 14971.

Khi áp dụng ISO 14971:

- Thuật ngữ “thiết bị y tế” phải giả định là đồng nghĩa với thiết bị điện y tế và hệ thống điện y tế.

- Phải kể đến thuật ngữ “trạng thái lỗi” đề cập trong ISO 14971, nhưng không được giới hạn ở trạng thái lỗi đơn xác định trong tiêu chuẩn này.

- Nhà sản xuất phải lập ra chính sách để xác định rủi ro chấp nhận được và khả năng chấp nhận rủi ro tồn dư.

- Trong trường hợp tiêu chuẩn này hoặc tiêu chuẩn kết hợp hoặc tiêu chuẩn riêng bất kỳ quy định các yêu cầu kiểm tra đối với các rủi ro cụ thể và các yêu cầu này được tuân thủ thì rủi ro tồn dư thuộc phạm vi các yêu cầu này phải được giả định là chấp nhận được nếu không có bằng chứng khách quan chống lại.

CHÚ THÍCH 1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu áp dụng chung cho rủi ro đi kèm thiết bị điện y tế và hệ thống điện y tế, và nhằm phục vụ như một công cụ trong quá trình quản lý rủi ro. Quá trình quản lý rủi ro cần xác định không chỉ các nguy cơ đề cập bởi tiêu chuẩn này mà còn tất cả các nguy cơ, các rủi ro đi kèm và các biện pháp kiểm soát rủi ro.

CHÚ THÍCH 2 Các tình trạng hoặc lỗi có thể làm tăng nguy cơ được xác định trong các điều của tiêu chuẩn này. Trong trường hợp này, thường cần phải tiến hành quá trình quản lý rủi ro để xác định các nguy cơ thực tế và các phép thử cần tiến hành để chứng tỏ rằng nguy cơ được nhận biết không nảy sinh trong những tình huống quy định.

CHÚ THÍCH 3 Thực tế là nhà sản xuất có thể không có khả năng tuân theo tất cả các quá trình xác định trong tiêu chuẩn này cho từng linh kiện của thiết bị điện y tế hoặc hệ thống điện y tế, như các linh kiện độc quyền, hệ thống phụ có nguồn gốc không phải y tế và các cơ cấu kết thừa. Trong trường hợp này, nhà sản xuất cần tính đến sự cần thiết các biện pháp kiểm soát rủi ro bổ sung.

CHÚ THÍCH 4 Khi các yêu cầu của tiêu chuẩn này đề cập đến việc không có rủi ro không chấp nhận được, thì khả năng chấp nhận hoặc không chấp nhận rủi ro này do nhà sản xuất xác định theo chính sách xác định rủi ro chấp nhận được của nhà sản xuất.

CHÚ THÍCH 5 Không phải tất cả các rủi ro đi kèm thiết bị điện y tế và hệ thống điện y tế đều chịu các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn này (xem 1.1).

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét hồ sơ quản lý rủi ro. Các yêu cầu của điều này và tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này đề cập đến việc xem xét hồ sơ quản lý rủi ro được coi là thỏa mãn nếu nhà sản xuất:

- Thiết lập quá trình quản lý rủi ro;

- Thiết lập mức rủi ro chấp nhận được; và

- Chứng tỏ rằng rủi ro tồn dư là chấp nhận được (theo chính sách xác định rủi ro chấp nhận được).

Tính năng thiết yếu thiết bị điện y tế được quy định như thế nào?

Tại Tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN 7303-1:2009 tính năng thiết yếu thiết bị điện y tế được quy định như sau:

Nhà sản xuất phải xác định chức năng nào của thiết bị điện y tế và hệ thống điện y tế là tính năng thiết yếu. Trường hợp tiêu chuẩn này quy định rằng tính năng thiết yếu là được duy trì theo một phép thử cụ thể, thì các chức năng này phải được sử dụng và phải kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét, và nếu cần, bằng phép thử chức năng.

CHÚ THÍCH Trường hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn này đề cập đến tính năng thiết yếu thì tính năng đó được nhà sản xuất xác định theo chính sách về khả năng chấp nhận rủi ro của nhà sản xuất.

Sự phù hợp được kiểm tra bằng cách xem xét hồ sơ quản lý rủi ro.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Khuôn khổ theo dõi và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10004:2015?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm biển, tôm sú bố mẹ được quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8399 : 2010?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển báo an toàn gồm mấy loại? Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các thiết bị cần thiết để kiểm định cầu đường sắt gồm những gì theo TCVN 11297:2016?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung về quy trình tưới lúa trên đất nhiễm mặn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11199:2016?
Hỏi đáp Pháp luật
Sơ đồ hướng dẫn và sắp đặt cơ cấu mở nhanh được sử dụng trong các hệ thống chữa cháy tự động như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6305-4:1997?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệu quả dập cháy thử áp dụng cho chất tạo bọt chữa cháy được quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7278-3 : 2003?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về ngoại hình của Lợn giống ngoại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9111:2011?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu đất xây dựng sân thể thao phải bảo đảm các yêu cầu nào theo TCVN 4205:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được quy định thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392 : 2017?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Thị Hiền
125 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào