Phụ lục đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024?

Cho tôi hỏi: Phụ lục đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024 là mẫu nào?- Câu hỏi của anh Phú (Hà Nội).

Phụ lục đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024?

Tại Biểu mẫu 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 có quy định mẫu phụ lục đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông như sau:

Xem chi tiết mẫu phụ lục đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông tại đây.

Có mấy mức của tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông?

Tại Điều 3 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định về các mức của tiêu chí như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Tiêu chí là yêu cầu về phẩm chất, năng lực thành phần của tiêu chuẩn.
6. Mức của tiêu chí là cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi tiêu chí. Có ba mức đối với mỗi tiêu chí theo cấp độ tăng dần: mức đạt, mức khá, mức tốt; mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề.
a) Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong dạy học và giáo dục học sinh theo quy định;
b) Mức khá: Có phẩm chất, năng lực tự học, tự rèn luyện, chủ động đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông và phát triển giáo dục địa phương.

Như vậy, có 03 mức của tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông bao gồm:

- Mức đạt

- Mức khá

- Mức tốt

Mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề.

Phụ lục đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024?

Phụ lục đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

05 tiêu chuẩn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông là gì?

Tại Chương 2 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định về các tiêu chuẩn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông bao gồm:

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

Có mấy mức xếp loại kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông?

Tại Điều 10 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

Điều 10. Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Quy trình đánh giá
a) Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
b) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
2. Xếp loại kết quả đánh giá
a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;
b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;
c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

Như vậy, có 04 mức xếp loại kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông gồm:

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt;

- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Trân trọng!

Giáo viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo viên
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên có được dạy thêm tại nhà không? Dạy thêm, học thêm phải đáp ứng nguyên tắc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở có những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất cho phép giáo viên trình độ cao đẳng được dạy một số môn tại cấp tiểu học và trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cơ sở được xét nâng lương trước hạn đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên và nhà trường có được tổ chức dạy phụ đạo theo hình thức bắt buộc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên THCS hạng 3 cần đáp ứng điều kiện gì để được xét thăng hạng giáo viên THCS hạng 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu dành cho giáo viên các cấp năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian nghỉ hè của giáo viên tiểu học là bao lâu? Thời gian nghỉ hè có được tính thời gian tập sự của giáo viên mầm non không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian dạy nhóm trẻ độc lập có được tính phụ cấp thâm niên khi chuyển qua làm giáo viên tại trường công lập không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình đánh giá giáo viên mầm non cuối năm mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo viên
Lương Thị Tâm Như
3,447 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào