Mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại, công ty tài chính là bao nhiêu?
Mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
Tại Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP có quy định về mức vốn pháp định như sau:
Điều 2. Mức vốn pháp định
1. Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.
2. Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
3. Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).
5. Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
6. Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.
7. Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.
8. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.
9. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.
Như vậy, mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại và công ty tài chính như sau:
- Đối với ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.
- Đối với công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
Mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại, công ty tài chính là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng?
Tại Điều 28 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định về vốn pháp định như sau:
Điều 28. Vốn pháp định
1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định.
3. Giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp được xác định bằng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp và thặng dư vốn cổ phần, cộng lợi nhuận lũy kế chưa phân phối, trừ lỗ lũy kế chưa xử lý được phản ánh trên sổ sách kế toán.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc xử lý trường hợp giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định.
Như vậy, chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép có bắt buộc vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định không?
Tại Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định về điều kiện cấp Giấy phép như sau:
Điều 29. Điều kiện cấp Giấy phép
1. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có cam kết đủ khả năng tài chính để góp vốn;
c) Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 41 của Luật này;
d) Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, bảo đảm không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng, không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được cấp Giấy phép khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;
c) Hoạt động dự kiến thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;
...
Như vậy, một trong những điều kiện để tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép là có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty tài chính có thể đặt câu hỏi tại đây.