Mẫu lời nhận xét môn Đạo đức học kì 2 cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27 mới nhất?

Cho tôi hỏi: Mẫu lời nhận xét môn Đạo đức học kì 2 cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27 mới nhất như thế nào? Câu hỏi từ chị Ánh - Bình Dương

Mẫu lời nhận xét môn Đạo đức học kì 2 cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27 mới nhất?

Nhận xét, đánh giá môn Đạo đức là hoạt động quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh, giúp giáo viên:

- Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng và hình thành phẩm chất đạo đức của học sinh theo từng chủ đề, bài học.

- Đánh giá mức độ rèn luyện, phát triển năng lực của học sinh theo các khía cạnh: Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

- Cung cấp thông tin phản hồi cho học sinh về những ưu điểm, hạn chế, từ đó giúp học sinh điều chỉnh, hoàn thiện bản thân.

- Làm căn cứ để giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp, lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với từng học sinh.

Theo đó, có thể tham khảo Mẫu lời nhận xét môn Đạo đức học kì 2 cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27 dưới đây:

Mẫu lời nhận xét học kì 2 môn Đạo đức lớp 1

Tại đây

Mẫu lời nhận xét học kì 2 môn Đạo đức lớp 2

Tại đây

Mẫu lời nhận xét học kì 2 môn Đạo đức lớp 3

Tại đây

Mẫu lời nhận xét học kì 2 môn Đạo đức lớp 4

Tại đây

Mẫu lời nhận xét môn Đạo đức học kì 2 cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27 mới nhất?

Mẫu lời nhận xét môn Đạo đức học kì 2 cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27 mới nhất? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn giáo viên đánh giá định kỳ các môn học của học sinh tiểu học 2024?

Theo Điều 7 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá định kỳ như sau:

[1] Vào giữa học kỳ 1, cuối học kỳ 1, giữa học kỳ 2 và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

[2] Vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;

Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ 1 và giữa học kỳ 2.

[3] Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:

- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

[4] Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.

Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ 1 và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.

Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học theo Thông tư 27 ra sao?

Căn cứ Điều 11 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều 11. Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học
1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:
a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành.
b) Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.
...

Như vậy, việc xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT như sau:

* Xét hoàn thành chương trình lớp học:

- Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành.

- Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.

- Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp.

* Xét hoàn thành chương trình tiểu học:

Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào Học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.

Trân trọng!

Hỏi đáp về Giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ Sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong năm học 2024-2025 theo chương trình của BGDĐT?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Khung kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn theo Công văn 5512?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tuần hoàn hóa học chi tiết mới nhất năm 2024? Đạt điều kiện nào để làm giáo viên bộ môn Hóa học cấp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Giáo dục và Đào tạo công khai đường dây nóng, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo công tác chuẩn bị cho năm học mới khai giảng năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu các địa phương công khai các khoản thu, chi ngay từ đầu năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thi ngắn gọn Trường học hạnh phúc lần thứ nhất 2024 không quá 1000 chữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục Công văn 5512 của Bộ giáo dục file word?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được dạy trước chương trình tại lớp học thêm hay không? Xin học thêm trong nhà trường có phải viết đơn hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 của các địa phương như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Giáo dục
Nguyễn Thị Hiền
1,925 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hỏi đáp về Giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỏi đáp về Giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào