Sự khác biệt giữa mẫu Sổ đỏ cũ với mẫu Sổ đỏ mới theo quy định hiện nay?
Theo quy định mới, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024 giải thích về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
21. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.
...
Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư xác nhận quyền sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2024 có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Bên cạnh đó tại Điều 134 Luật Đất đai 2024 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng gắn liền với đất theo mẫu thống nhất trong cả nước.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Sự khác biệt giữa mẫu Sổ đỏ cũ với mẫu Sổ đỏ mới theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Sự khác biệt giữa mẫu Sổ đỏ cũ với mẫu Sổ đỏ mới theo quy định hiện nay?
Tại Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT và Điều 5 Dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính, sự khác biệt giữa mẫu Sổ đỏ cũ với mẫu Sổ đỏ mới như sau:
[1] Về hình thức
Mẫu sổ đỏ cũ: Gồm 04 trang. Kích thước 190mm x 265mm. Quốc huy nằm ở chính giữa.
Mẫu sổ đỏ mới: Mẫu mới đề xuất gồm 02 trang. Kích thước 210 x 297mm. Quốc huy đặt ở bên góc trái trang 01.
[2] Về nội dung
Mẫu mới sẽ không còn mã vạch mà thay thế bằng mã QR trên trang 01 Giấy chứng nhận. Theo đó, mã QR là điểm mới trên Giấy chứng nhận, được dùng để giúp người dùng có thể tra cứu thông tin trên Giấy chứng nhận, tránh tình trạng sổ đỏ, sổ hồng bị làm giả.
[3] Về tên gọi
Mẫu sổ đỏ cũ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Mẫu sổ đỏ mới: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
[4] Về thông tin CMND
Mẫu sổ đỏ cũ vẫn sử dụng
Mẫu sổ đỏ đề xuất mới sẽ không sử dụng thông tin của Chứng minh nhân dân (CMND) từ 01/01/2025
[5] Về thông tin về hộ gia đình
Về mẫu sổ đỏ cũ: Ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình
Mẫu sổ đỏ mới: Ghi họ tên, số giấy tờ nhân thân của tất cả các thành viên có chung quyền sử dụng
[6] Nội dung thay đổi
Mẫu sổ đỏ cũ thể hiện ở trang 4 của Sổ đỏ
Mẫu sổ đỏ mới chỉ thể hiện ở trang 2 của Sổ đỏ
In ấn phôi giấy chứng nhận thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
Theo Điều 4 Dự thảo Thông tư Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính thì việc in ấn, phát hành và quản lý việc sử dụng phôi giấy chứng nhận như sau:
Điều 4. In ấn, phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận
1. Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai có trách nhiệm:
a) Xây dựng quy định về yếu tố chống giả (đặc điểm bảo an) trên phôi Giấy chứng nhận; tổ chức việc in ấn, phát hành phôi Giấy chứng nhận cho cơ quan có chức năng quản lý đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai ở các địa phương sử dụng;
b) Lập và quản lý sổ theo dõi phát hành phôi Giấy chứng nhận;
c) Kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận ở các địa phương.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Lập kế hoạch sử dụng phôi Giấy chứng nhận của địa phương gửi về Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai trước ngày 31 tháng 10 hàng năm;
b) Kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận ở địa phương;
c) Tổ chức tiêu hủy phôi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận đã in hoặc viết bị hư hỏng theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
d) Báo cáo định kỳ tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận của địa phương về Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai trước ngày 25 tháng 12 hàng năm.
....
Như vậy, việc in ấn phôi giấy thuộc trách nhiệm của Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai theo dự thảo mới.
Lưu ý: Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 01/1/2025.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?
- Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B được quy định như thế nào?