Mẫu số PC05 Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ mới nhất năm 2024?
Mẫu số PC05 Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ mới nhất năm 2024?
Mẫu số PC05 Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ mới nhất năm 2024 được quy định tại Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
Cụ thể mẫu số PC05 Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ mới nhất năm 2024 như sau:
Mẫu số PC05 Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ mới nhất năm 2024: Tại đây
Mẫu số PC05 Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Bị xử phạt thế nào khi mất giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 34. Vi phạm quy định trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trong thời gian vận chuyển;
b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên cùng một phương tiện vận chuyển mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Làm mất giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.
...
Tại Điều 4 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
....
Như vậy, hành vi mất giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mức xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 6.000.000 đồng - 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải mang theo những gì trong quá trình vận chuyển?
Căn cứ khoản 4 Điều 33 Nghị định 34/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/05/2024) quy định như sau:
Điều 33. Đối với người điều khiển phương tiện, người áp tải
1. Chấp hành các quy định ghi trong Giấy phép và chỉ được tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi: Có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép; trên phương, bao bì, thùng chứa có đầy đủ biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm.
2. Thực hiện chỉ dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm và chỉ dẫn của người vận tải hàng hóa nguy hiểm.
3. Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện trên hành trình vận chuyển.
4. Người điều khiển phương tiện phải mang theo hồ sơ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do người thuê vận tải cung cấp, Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, Giấy chứng nhận đã hoàn thành huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm phù hợp với loại, nhóm hàng nguy hiểm đang vận chuyển, chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng đối với thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thủy nội địa) và các loại giấy khác theo quy định của pháp luật; bảo quản hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển khi không có người áp tải hàng hóa.
...
Như vậy, người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải mang theo những thứ sau:
- Hồ sơ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do người thuê vận tải cung cấp;
- Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, Giấy chứng nhận đã hoàn thành huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm phù hợp với loại, nhóm hàng nguy hiểm đang vận chuyển;
- Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng đối với thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thủy nội địa)
- Và các loại giấy khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phiếu bầu cử trong Đảng được xem là không hợp lệ khi nào? Thời hạn lưu trữ phiếu bầu cử là bao lâu?
- CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
- Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội chi bộ khu dân cư mới nhất hiện nay?
- Đối tượng trong chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là gì?
- Mẫu viết thư gửi chú bộ đội nhân ngày 22/12 ngắn gọn?