Tổng hợp các địa điểm hiến máu cố định ở TP. Hồ Chí Minh?
- Tổng hợp các địa điểm hiến máu cố định ở TP. Hồ Chí Minh?
- Để được xét duyệt hoạt động, các trung tâm hiến máu cần đảm bảo điều kiện nào về cơ sở vật chất?
- Khi tham gia đăng ký hiến máu, người hiến máu cần xuất trình giấy tờ nào?
- Khi tham gia hiến máu, người hiến máu sẽ được hưởng những quyền lợi nào?
Tổng hợp các địa điểm hiến máu cố định ở TP. Hồ Chí Minh?
Hiến máu nhân đạo là một trong những nghĩa cử cao đẹp của con người với con người là truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc ta.
Với mục đích lan tỏa tinh thần nhân ái đến cộng đồng, hiện nay, Nhà nước đã chủ trương thành lập nhiều điểm hiến máu cố định trên các tỉnh thành.
Hiện tại TP.HCM có 06 địa điểm hiến máu cố định. Tình nguyện viên có thể lựa chọn tham gia hiến máu tại các địa điểm sau:
1. Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 24 đường Nguyễn Thị Diệu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
2. Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, cơ sở 1
Địa chỉ: Lầu 1, Số 118 đường Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM.
3. Nhà khách Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, chi nhánh phía Nam
Địa chỉ: Số 466 Nguyễn Thị Minh Khai , Phường 2, Quận 3, TP.HCM
4. Bệnh viện Quốc tế Minh Anh
Địa chỉ: Số 36 đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
5. Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy - Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: Cổng số 5, đường Phạm Hữu Chí, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
6. Trung tâm hiến máu nhân đạo TP.HCM
Địa chỉ: Số 106 đường Thiên Phước, Phường 9, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Tổng hợp các địa điểm hiến máu cố định ở TP. Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Để được xét duyệt hoạt động, các trung tâm hiến máu cần đảm bảo điều kiện nào về cơ sở vật chất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2014/TT-BYT về điều kiện của cơ sở vật chất tại các trung tâm hiến máu như sau:
- Tổng diện tích tối thiểu là 200m2, trong đó:
+ Phòng truyền thông và tư vấn hiến máu có diện tích tối thiểu là 20m2;
+ Phòng tuyển chọn người hiến máu và tiếp nhận máu diện tích tối thiểu là 50m2;
+ Phòng bảo quản máu có diện tích tối thiểu là 15m2 được thiết kế theo quy định của Bộ Y tế;
- Bảo đảm các điều kiện về thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Khi tham gia đăng ký hiến máu, người hiến máu cần xuất trình giấy tờ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2013/TT-BYT về việc đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu như sau:
Điều 7. Đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu
1. Người hiến máu, thành phần máu phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chứng minh quân đội, công an, giấy phép lái xe, thẻ công tác, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.
2. Người đăng ký hiến máu, thành phần máu phải điền đầy đủ thông tin vào Bảng hỏi tình trạng sức khỏe người hiến máu được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Các cơ sở tiếp nhận máu phải tổ chức quản lý thông tin người hiến máu theo mẫu hồ sơ quản lý được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Các thông tin cá nhân về người hiến máu phải được bảo mật, chỉ được sử dụng với mục đích bảo đảm sức khỏe người hiến máu và phòng ngừa lây truyền bệnh cho người bệnh nhận máu.
Như vậy, khi đăng ký hiến máu, người hiến máu cần xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
+ Giấy căn cước công dân
+ Hộ chiếu
+ Giấy chứng minh quân đội, công an
+ Giấy phép lái xe
+ Thẻ công tác
+ Thẻ học sinh
+ Thẻ sinh viên
+ Thẻ hiến máu
+ Giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.
Khi tham gia hiến máu, người hiến máu sẽ được hưởng những quyền lợi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 26/2013/TT-BYT về quyền lợi của người tham gia hiến máu gồm:
- Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.
- Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.
- Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khỏe, hiến máu;
- Được hướng dẫn cách chăm sóc sứckhỏe;
- Được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư 26/2013/TT-BYT.
- Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT. Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu theo quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?