Mẫu nhận xét môn Tự nhiên và xã hội học kì 2 theo Thông tư 27 học sinh lớp 1, 2, 3 mới nhất 2024?
Mẫu nhận xét môn Tự nhiên và xã hội học kì 2 theo Thông tư 27 học sinh lớp 1, 2, 3 mới nhất 2024?
Việc giáo viên viết Mẫu nhận xét môn tự nhiên xã hội cho học sinh vào cuối học kì 2 nhằm giúp phụ huynh học sinh hiểu và nắm được tình hình học tập của con em mình, đánh giá được mức độ học sinh sử dụng kiến thức học được để giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống.
Từ đó có hướng quản lý, giáo dục phù hợp để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của các em khi học tại nhà. Bên cạnh đó, khi viết lời nhận xét học sinh, giáo viên cần chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của các em, động viên các em cố gắng trong học tập, biết phát huy năng lực của bản thân để hoàn thành tốt môn học.
Có thể tham khảo Mẫu nhận xét môn Tự nhiên và xã hội học kì 2 theo Thông tư 27 học sinh lớp 1, 2, 3 mới nhất 2024 dưới đây:
Mẫu nhận xét môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 theo Thông tư 27
Mẫu nhận xét môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 theo Thông tư 27
Mẫu nhận xét môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 theo Thông tư 27
Lưu ý: Mẫu nhận xét môn Tự nhiên và xã hội học kì 2 theo Thông tư 27 học sinh lớp 1, 2, 3 chỉ mang tính chất tham khảo. Giáo viên có thể dựa trên mẫu này để điều chỉnh nội dung cho phù hợp với đặc điểm của học sinh và tình hình thực tế của lớp học.
Mẫu nhận xét môn Tự nhiên và xã hội học kì 2 theo Thông tư 27 học sinh lớp 1, 2, 3 mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Quy định về nghiệm thu bàn giao kết quả giáo dục học sinh tiểu học theo Thông tư 27 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định cụ thể:
Điều 12. Nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh
1. Nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách quan và trách nhiệm của giáo viên về kết quả đánh giá học sinh; giúp giáo viên nhận học sinh vào năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết để có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.
2. Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh:
a) Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4: giáo viên chủ nhiệm trao đổi với giáo viên sẽ nhận học sinh vào năm học tiếp theo về những nét nổi bật hoặc hạn chế của học sinh, bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy định này.
b) Đối với học sinh lớp 5: tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn; giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh, bàn giao cho nhà trường.
c) Các tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kỳ cho các khối lớp.
3. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn tổ chức nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh hoàn thành chương trình tiểu học lên lớp 6 phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa phương.
Như vậy, quy định về nghiệm thu bàn giao kết quả giáo dục học sinh tiểu học như sau:
- Nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách quan và trách nhiệm của giáo viên về kết quả đánh giá học sinh; giúp giáo viên nhận học sinh vào năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết để có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.
- Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh:
+ Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4: giáo viên chủ nhiệm trao đổi với giáo viên sẽ nhận học sinh vào năm học tiếp theo về những nét nổi bật hoặc hạn chế của học sinh, bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy định này.
+ Đối với học sinh lớp 5: tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn; giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh, bàn giao cho nhà trường.
+ Các tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kỳ cho các khối lớp.
- Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn tổ chức nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh hoàn thành chương trình tiểu học lên lớp 6 phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa phương.
Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy:
Điều 6. Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
...
Theo quy định trên, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học ở các cơ sở giáo dục công lập là 23 tiết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?