Xác định đơn giá xuất kho của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp FIFO như thế nào?

Tôi muốn tính và khai đơn giá xuất kho của từng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo phương pháp FIFO thì tính như thế nào? (Câu hỏi từ anh Phong - Hà Giang).

Xác định đơn giá xuất kho của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp FIFO như thế nào?

Căn cứ tiết 2.2 Mục 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC quy định về xác định đơn giá xuất kho của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp FIFO.

Theo đó, phương pháp FIFO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh First-in, First-out hay còn gọi là phương pháp nhập trước, xuất trước. Phương pháp FIFO được áp dụng khi tính đơn giá xuất kho dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.

Do đó, đơn giá xuất kho của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp FIFO được tính như sau:

- Giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ;

- Giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ.

Xác định đơn giá xuất kho của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp FIFO như thế nào?

Xác định đơn giá xuất kho của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp FIFO như thế nào? (Hình từ Internet)

Hộ kinh doanh thực hiện mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 88/2021/TT-BTC quy định về sổ kế toán của hộ kinh doanh như sau:

Điều 5. Sổ kế toán
1. Nội dung sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định về việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử theo quy định tại Điều 26 Luật Kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
...

Dẫn chiếu Điều 26 Luật Kế toán 2015 quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán.

Như vậy, hộ kinh doanh thực hiện mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán theo các quy định sau:

- Mở sổ kế toán: mở vào đầu kỳ kế toán năm, hoặc mở từ ngày thành lập đối với đơn vị kế toán mới thành lập;

- Ghi sổ kế toán:

+ Căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.

+ Ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ.

+ Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.

+ Ghi sổ kế toán phải thực hiện theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

+ Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải được ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.

+ Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực, không ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, không ghi chồng lên nhau, không ghi cách dòng;

+ Trường hợp ghi không hết trang phải gạch chéo phần không ghi, khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.

- Khóa sổ kế toán: vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và trong các trường hợp khác theo quy định.

Ngoài ra, hộ kinh doanh được ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử. Sau khi khóa sổ kế toán trên phương tiện điện tử thì hộ kinh doanh phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm để đưa vào lưu trữ.

Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.

Đại diện hộ kinh doanh có được để con đẻ của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh không?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 88/2021/TT-BTC quy định về bố trí kế toán cho hộ kinh doanh như sau:

Điều 3. Tổ chức công tác kế toán
1. Việc bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quyết định. Người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể bố trí cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
...

Như vậy, người đại diện hộ kinh doanh được phép bố trí con đẻ của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh hoặc các vị trí quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh.

Lưu ý: Thông tư 88/2021/TT-BTC được áp dụng cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai. Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng có nhu cầu thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư này thì được khuyến khích áp dụng.

Trân trọng.

Hộ kinh doanh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hộ kinh doanh
Hỏi đáp Pháp luật
Tra cứu Mã cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng trong đăng ký hộ kinh doanh của 63 tỉnh thành 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ kinh doanh có được hạ giá sản phẩm đối với trường hợp sắp hết hạn sử dụng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu rà soát 100% hồ sơ quản lý thuế đối với hộ kinh doanh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu xuất kho áp dụng cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới nhất 2024 theo Thông tư 88?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai bao gồm những gì năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng có phải đóng lệ phí môn bài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ kinh doanh có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục giải thể hộ kinh doanh năm 2024 được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hộ kinh doanh
Trần Thị Ngọc Huyền
207 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hộ kinh doanh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào