Dữ liệu dân cư cần bảo đảm những yếu tố nào? Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2023 - 2025 trong Đề án 06?
- Dữ liệu dân cư cần bảo đảm những yếu tố nào?
- Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2023 - 2025 trong Đề án 06 gồm những gì?
- Bộ Công an tổ chức thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 như thế nào?
Dữ liệu dân cư cần bảo đảm những yếu tố nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Điều 1 Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
...
II. MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu cụ thể
a) Nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến
- Năm 2022:
+ Hoàn thành tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về số Chứng minh nhân dân (9 số) với Căn cước công dân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để 100% tài khoản định danh điện tử của cá nhân đã được tạo lập bởi Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh thực hiện được việc xác thực với danh tính điện tử do Bộ Công an cung cấp.
+ Hoàn thành việc xác định lộ trình thực hiện chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu phục vụ người dân, doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ bảng dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
+ Tiếp tục hoàn thiện dữ liệu dân cư bảo đảm “đúng”, “đủ”, “sạch”, “sống”; đẩy mạnh việc hoàn thành sản xuất, cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử cho công dân đủ điều kiện nhưng chưa được cấp hoặc cấp đổi, cấp lại theo quy định.
...
Theo đó, một trong những mục tiêu cụ thể trong Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 là dữ liệu dân cư cần bảo đảm những yếu tố “đúng”, “đủ”, “sạch”, “sống”.
Dữ liệu dân cư cần bảo đảm những yếu tố nào? Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2023 - 2025 trong Đề án 06? (Hình từ Internet)
Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2023 - 2025 trong Đề án 06 gồm những gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Điều 1 Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 quy định mục tiêu cụ thể giai đoạn 2023 - 2025 trong Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 gồm:
+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư. Trong đó, tập trung xây dựng trình Quốc hội thông qua Luật Căn cước công dân sửa đổi.
+ 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được định danh, xác thực điện tử hoặc xác thực, chia sẻ dữ liệu dân cư.
+ 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất trên tất các các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
+ 100% người dân khi thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa các cấp được định danh, xác thực điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an đã kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia; không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ về dân cư đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cá nhân được lưu trữ điện tử với số định danh cá nhân là một thông tin bắt buộc phục vụ cho kết nối, chia sẻ, tái sử dụng.
+ 50% mẫu đơn, tờ khai có thông tin công dân được chuẩn hóa thống nhất theo yêu cầu từ dữ liệu gốc của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính về cư trú, hộ tịch, xuất nhập cảnh, cấp căn cước công dân.
+ Tối thiểu 50% thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến dân cư được cắt giảm, đơn giản hóa so với thời điểm ban hành quyết định này.
+ 90% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
+ 100% hồ sơ về dân cư được tạo, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
+ Hoàn thành việc kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống quản lý án điện tử của Tòa án nhân dân để xác minh định danh điện tử đối với thông tin liên quan đến đương sự, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng hoặc xác minh thông tin chứng cứ của vụ án phục vụ cho hoạt động của Tòa án điện tử.
Bộ Công an tổ chức thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 như thế nào?
Theo Tiểu mục 5 Mục 4 Điều 1 Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 quy định ộ Công an tổ chức thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức triển khai, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ được giao Đề án.
- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương ban hành tài liệu hướng dẫn và triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ các cơ quan có thẩm quyền xác thực, định danh và giải quyết các thủ tục hành chính.
- Chủ trì cùng với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương kết nối, tích hợp hệ thống định danh và xác thực điện tử với Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ các cơ quan có thẩm quyền xác thực, định danh và giải quyết các thủ tục hành chính.
- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng, cung cấp nhóm dịch vụ công: hai nhóm thủ tục hành chính liên thông: đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí và các thủ tục hành chính khác có liên quan.
- Phối hợp với Bộ Nội vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ công chức, viên chức; tích hợp thông tin về cán bộ, công chức, viên chức trên thẻ Căn cước công dân.
- Phối hợp với Bộ Tư pháp chủ trì đánh giá rà soát các văn bản pháp luật để triển khai thực hiện tích hợp thông tin các giấy tờ cá nhân vào thẻ căn cước công dân gắn chip.
- Thúc đẩy triển khai Quyết định 1911/QĐ-TTg năm 2021 về việc thực hiện kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
- Tham mưu cho Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia chỉ đạo các bộ, ban ngành địa phương bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và trong thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, đặc biệt là công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo Đề án.
- Xây dựng, nâng cấp, mở rộng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin của các hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử, chứng thực chữ ký số để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của đề án. Trong đó, chú trọng vào việc đầu tư mở rộng cho việc thu thập, quản lý toàn diện sinh trắc học về con người để phù hợp với xu hướng và hiệu quả quản lý dân cư.
- Xây dựng và triển khai giải pháp hỗ trợ các bộ, ngành chưa có cơ sở dữ liệu có thể lưu chung vào Cơ sở dữ liệu về dân cư và Bộ Tư pháp dùng chung hạ tầng của ngành Công an trong việc đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân tại cấp xã đảm bảo đồng bộ, hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu đề xuất cơ chế bảo đảm kinh phí duy trì, quản trị và khai thác dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?