Doanh nghiệp được yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp được yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại trường trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại như sau:
Điều 6. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 11 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về thỏa thuận hòa giải như sau:
Điều 11. Thỏa thuận hòa giải
1. Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì để giải quyết tranh chấp phát sinh bằng hình thức hòa giải thương mại trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên doanh nghiệp cần thực hiện thỏa thuận về hình thức giải quyết tranh chấp hòa giải thương mại trong hợp đồng được kí kết.
Tuy nhiên, đối với trường hợp hình thức giải quyết tranh chấp hòa giải thương mại không được đề cập đến trong hợp đồng kí kết giữa các bên thì khi xảy ra tranh chấp các bên thỏa thuận riêng bằng văn bản về việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải thương mại.
Doanh nghiệp được yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn để trở thành làm hòa giải viên thương mại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về tiêu chuẩn trở thành hòa giải viên thương mại như sau:
Điều 7. Tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại
1. Người có đủ tiêu chuẩn sau đây thi được làm hòa giải viên thương mại:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;
c) Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.
2. Hòa giải viên thương mại được thực hiện hòa giải thương mại với tư cách là hòa giải viên thương mại vụ việc hoặc hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại theo quy định tại Nghị định này.
3. Tổ chức hòa giải thương mại có thể quy định tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cao hơn các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không được làm hòa giải viên thương mại.
Như vậy, để trở thành hòa giải viên thương mại cần đảm bảo các điều kiện sau đâu:
[1] Người có đủ tiêu chuẩn sau đây thi được làm hòa giải viên thương mại:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;
- Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.
[2] Hòa giải viên thương mại được thực hiện hòa giải thương mại với tư cách là hòa giải viên thương mại vụ việc hoặc hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại theo quy định tại Nghị định này.
[3] Tổ chức hòa giải thương mại có thể quy định tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cao hơn các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP .
[4] Không được làm hòa giải viên thương mại khi là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
Các bên doanh nghiệp cần thực hiện quyền, nghĩa vụ nào trong quá trình hòa giải thương mại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 22/2017/NĐ-CP các bên doanh nghiệp cần thực hiện các quyền, nghĩa vụ sau đây trong quá trình thực hiện hòa giải thương mại:
[1] Các bên tranh chấp có các quyền sau đây:
- Lựa chọn trình tự, thủ tục hòa giải, hòa giải viên thương mại, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải;
- Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải;
- Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai;
- Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung hòa giải;
- Các quyền khác theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
[2] Các bên tranh chấp có các nghĩa vụ sau đây:
- Trình bày đúng sự thật, các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp theo đề nghị của hòa giải viên thương mại;
- Thi hành kết quả hòa giải thành;
- Trả thù lao và chi phí dịch vụ hòa giải thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?