Có bắt buộc phải có chỗ để xe cho người tàn tật tại các bãi để xe khi thiết kế nhà ở chung cư để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 264:2002?
- Có bắt buộc phải có chỗ để xe cho người tàn tật tại các bãi để xe khi thiết kế nhà ở chung cư để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 264:2002?
- Lối vào nhà ở chung cư để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 264:2002 phải được xây dựng như thế nào?
- Thiết kế lối thoát nạn để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng như thế nào?
Có bắt buộc phải có chỗ để xe cho người tàn tật tại các bãi để xe khi thiết kế nhà ở chung cư để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 264:2002?
Căn cứ Tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 264:2002 quy định về thiết kế nhà và công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng như sau:
4. Quy định chung
4.1. Nội dung thiết kế nhà và công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng phải phù hợp những quy định ở bảng 1.
...
4.4. Tại các bãi để xe phải có chỗ để xe cho người tàn tật. Chỗ để xe của người tàn tật được bố trí ngay cạnh đường dốc hoặc lối ra vào của công trình. Tại vị trí chỗ để xe của người tàn tật cần có biển chỉ dẫn.
...
Như vậy, khi thiết kế nhà ở chung cư để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, khu vực bãi đỗ xe phải có chỗ để xe cho người tàn tật. Chỗ để xe của người tàn tật phải được bố trí ngay cạnh đường dốc hoặc lối ra vào của công trình. Ngoài ra tại vị trí chỗ để xe của người tàn tật cần có biển chỉ dẫn.
Có bắt buộc phải có chỗ để xe cho người tàn tật tại các bãi để xe khi thiết kế nhà ở chung cư để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 264:2002? (Hình từ Internet)
Lối vào nhà ở chung cư để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 264:2002 phải được xây dựng như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 264:2002 quy định về thiết kế lối vào để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng như sau:
5. Yêu cầu thiết kế
...
5.2. Lối vào
5.2.1. Đối với những công trình do yêu cầu bảo tồn hoặc những công trình không thể bố trí đường dốc thì phải xây dựng lối vào có bậc cho người đi lại khó khăn như người chống nạng, chống gậy và người khiếm thị. Lối vào có bậc phải đảm bảo những yêu cầu sau (xem hình 4):
- Chiều cao bậc nhỏ hơn hoặc bằng 150 mm;
- Bề rộng mặt bậc không nhỏ hơn 300 mm;
- Không dùng bậc thang hở;
- Phải bố trí chiếu nghỉ ở bậc phía trên cùng;
- Nếu bậc thềm quá 3 bậc thì hai phía của bậc thềm phải bố trí tay vịn. Chi tiết thiết kế tay vịn xem quy định ở điều 5.6.
Chú thích: Đối với nhà ở chung cư cho phép chiều cao bậc từ 120mm đến 160mm. Bề rộng mặt bậc từ 250mm đến 400mm.
...
5.2.2. Lối vào sảnh, hành lang nếu không cùng một độ cao phải bố trí đường dốc. Độ dốc của đường dốc không được lớn hơn 1/12. Chiều rộng đường dốc không được nhỏ hơn 900mm (xem hình 5, hình 6 và hình 7).
...
Như vậy, lối vào nhà ở chung cư để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng phải được xây dựng theo các yêu cầu sau:
- Đối với những công trình do yêu cầu bảo tồn hoặc những công trình không thể bố trí đường dốc: Xây dựng lối vào có bậc cho người đi lại khó khăn như người chống nạng, chống gậy và người khiếm thị (xem hình bên dưới), theo yêu cầu sau:
+ Chiều cao bậc 120mm đến 160mm;
+ Bề rộng mặt bậc từ 250mm đến 400mm;
+ Không dùng bậc thang hở;
+ Phải bố trí chiếu nghỉ ở bậc phía trên cùng;
+ Nếu bậc thềm quá 3 bậc thì hai phía của bậc thềm phải bố trí tay vịn.
- Lối vào sảnh, hành lang nếu không cùng một độ cao phải bố trí đường dốc (xem hình bên dưới):
+ Độ dốc của đường dốc không được lớn hơn 1/12.
+ Chiều rộng đường dốc không được nhỏ hơn 900mm.
Hình phối cảnh đường dốc (đáy rộng):
Hình phối cảnh đường dốc (kéo dài):
Hình phối cảnh đường dốc có lề liên tục:
Thiết kế lối thoát nạn để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 5.13 2 Mục 5 Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 264:2002 quy định về thiết kế lối thoát nạn để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng như sau:
5. Yêu cầu thiết kế
...
5.13. Lối thoát nạn
5.13.1. Trên đường thoát nạn phải có chỗ dành cho người tàn tật ở cùng một độ cao và đầu đường thoát nạn phải có cầu thang bộ.
5.13.2. Chiều rộng đường thoát nạn phải từ 900mm đến 1200mm. Ở những nơi tập trung đông người phải rộng 1800mm. Trên đường thoát không được có sự thay đổi độ cao. Nếu dùng các cửa tự động hoặc dùng thẻ từ thì các cửa này phải tự mở khi có cháy.
5.13.3. Phải đảm bảo độ rọi chiếu sáng trên đường thoát nạn từ 0,1 đến 0,2 lux. Tại các cửa ra vào và các bậc thang lên xuống cũng phải đảm bảo chiếu sáng.
Như vậy, thiết kế lối thoát nạn để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Trên đường thoát nạn phải có chỗ dành cho người tàn tật ở cùng một độ cao và đầu đường thoát nạn phải có cầu thang bộ.
- Chiều rộng đường thoát nạn phải từ 900mm đến 1200mm. Ở những nơi tập trung đông người phải rộng 1800mm.
- Trên đường thoát không được có sự thay đổi độ cao.
- Nếu dùng các cửa tự động hoặc dùng thẻ từ thì các cửa này phải tự mở khi có cháy.
- Phải đảm bảo độ rọi chiếu sáng trên đường thoát nạn từ 0,1 đến 0,2 lux. Tại các cửa ra vào và các bậc thang lên xuống cũng phải đảm bảo chiếu sáng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?