Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024?

Cho tôi hỏi: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024 là những phương tiện nào?- Câu hỏi của anh Phong (Tp.HCM).

Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024?

Tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP có quy định về danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:

Yêu cầu đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu là gì?

Tại Điều 37 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:

Điều 37. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy, chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương tiện chữa cháy cơ giới của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quy định tại mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy;
b) Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.

Như vậy, yêu cầu đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu là:

- Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy;

- Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.

Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024?

Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Ai có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới?

Tại Điều 40 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:

Điều 40. Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới còn được sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;
b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
c) Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;
d) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm b, c và điểm d khoản 1 Điều này.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

Như vậy, người có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới là:

- Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động đối với các mục đích:

+ Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;

+ Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

+ Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;

+ Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động vào mục đích:

+ Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

+ Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;

+ Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích:

+ Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;

+ Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào