Đòi tiền chăm sóc gia súc đi lạc có vi phạm pháp luật hay không?

Đòi tiền chăm sóc gia súc đi lạc có vi phạm pháp luật hay không? Được chiếm hữu có căn cứ pháp luật đối với tài sản trong trường hợp nào?

Đòi tiền chăm sóc gia súc đi lạc có vi phạm pháp luật hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Dân sự 2015 về xác nhận quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc như sau:

Điều 231. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc.

Cho nên, việc người chăm sóc gia súc đi lạc đòi tiền chăm sóc gia súc của người chủ gia súc là không vi phạm pháp luật.

Đòi tiền chăm sóc gia súc đi lạc có vi phạm pháp luật hay không?

Đòi tiền chăm sóc gia súc đi lạc có vi phạm pháp luật hay không? (Hình từ Internet)

Được chiếm hữu có căn cứ pháp luật đối với tài sản trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

- Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ xác lập quyền sở hữu của tài sản trong các trường hợp sau đây:

[1] Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

[2] Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

[3] Thu hoa lợi, lợi tức.

[4] Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

[5] Được thừa kế.

[6] Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

[7] Chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu

[8] Trường hợp khác do luật quy định.

Trân trọng!

Quyền sở hữu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền sở hữu
Hỏi đáp Pháp luật
Đòi tiền chăm sóc gia súc đi lạc có vi phạm pháp luật hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển quyền sở hữu tàu biển có phải được lập thành văn bản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá mới nhất 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Xác định quyền sở hữu đối với vật vô chủ, tài sản không xác định chủ sở hữu, bị chôn giấu, bị chìm đắm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền sở hữu
Trần Thị Ngọc My
170 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền sở hữu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào