Hướng dẫn cách ghi nhận xét học bạ lớp 1 theo Thông tư 27 chi tiết?
Hướng dẫn cách ghi nhận xét học bạ lớp 1 theo Thông tư 27 chi tiết?
Mẫu nhận xét học bạ lớp 1 nội dung thường bao gồm những lời nhận xét của các môn học như: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh và cả nhận xét năng lực phẩm chất.
Nội dung ghi nhận xét học bạ bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:
1. Thông tin chung:
- Họ và tên học sinh;
- Ngày sinh;
- Giới tính;
- Dân tộc;
- Lớp học;
Năm học.
2. Các môn học và hoạt động giáo dục:
Liệt kê danh sách các môn học và hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục tiểu học.
3. Những phẩm chất chủ yếu:
4. Đánh giá kết quả giáo dục:
Ghi nhận xét về kết quả học tập của học sinh đối với từng môn học và hoạt động giáo dục theo 4 mức:
- Hoàn thành xuất sắc;
- Hoàn thành tốt;
- Hoàn thành;
- Chưa hoàn thành.
5. Khen thưởng:
Ghi những thành tích mà học sinh được khen thưởng trong năm học.
6. Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học:
Ghi kết luận về việc học sinh có hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học hay không.
Lưu ý:
- Ghi nhận xét học bạ phải rõ ràng, súc tích, chính xác, khách quan, thể hiện đúng kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1.
- Có thể bổ sung thêm những thông tin cần thiết khác để đánh giá học sinh một cách toàn diện.
Có thể tham khảo Mẫu nhận xét học bạ lớp 1 theo Thông tư 27 dưới đây:
Mẫu nhận xét học bạ lớp 1 theo Thông tư 27 các môn
Mẫu nhận xét học bạ lớp 1 theo Thông tư 27 năng lực, phẩm chất
Hướng dẫn cách ghi nhận xét học bạ lớp 1 theo Thông tư 27 chi tiết? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của học sinh lớp 1 là gì?
Tại Điều 34 Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:
Điều 34. Nhiệm vụ của học sinh
1. Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
2. Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
3. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
4. Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
5. Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Như vậy, học sinh lớp 1 có nhiệm vụ sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 là gì?
Căn cứ Điều 3 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 như sau:
Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:
- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?