Đề xuất quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo trong Dự thảo Luật Nhà giáo mới?
Đề xuất các trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo trong Dự thảo Luật Nhà giáo mới?
Căn cứ Điều 15 Dự thảo Luật Nhà giáo (Dự thảo 2) quy định về các trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo như sau:
Điều 15. Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo
1. Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo có giá trị sử dụng trong toàn quốc và quốc gia khác theo chương trình hợp tác quốc tế với Việt Nam.
2. Mỗi nhà giáo được cấp một (01) hoặc hơn một (01) chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo.
3. Các trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo:
a) Nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục đạt chuẩn nhà giáo trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Nhà giáo được tuyển dụng vào các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục đạt chuẩn nhà giáo sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành nếu đạt yêu cầu của kỳ sát hạch chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo;
c) Nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng chưa được cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo (nếu có nhu cầu);
d) Nhà giáo nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và có nhu cầu.
...
Theo đó, chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo được đề xuất cấp trong các trường hợp sau:
- Nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục đạt chuẩn nhà giáo trước ngày Luật Nhà giáo mới có hiệu lực;
- Nhà giáo được tuyển dụng vào các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục đạt chuẩn nhà giáo sau ngày Luật Nhà giáo mới có hiệu lực nếu đạt yêu cầu của kỳ sát hạch chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo;
- Nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng chưa được cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo nếu có nhu cầu;
- Nhà giáo nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và có nhu cầu.
Đề xuất quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo trong Dự thảo Luật Nhà giáo mới? (Hình từ Internet)
Đề xuất nhà giáo bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sa thải bị thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo?
Căn cứ Điều 17 Dự thảo Luật Nhà giáo (Dự thảo 2) quy định về các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo như sau:
Điều 17. Thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo
1. Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo bị thu hồi trong các trường hợp:
a) Nhà giáo có kết quả đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ 02 (hai) năm liên tục;
b) Nhà giáo vi phạm kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sa thải;
c) Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không đúng quy định.
2. Trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo, nếu được cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề theo điểm b khoản 1 Điều này không đúng thì được cấp lại.
Như vậy, theo Dự thảo Luật Nhà giáo, nếu nhà giáo bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sa thải thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Lưu ý: Dự thảo Luật Nhà giáo (Dự thảo 2) đang được lấy ý kiến từ ngày 13/5/2024.
Xem chi tiết và tải về nội dung Dự thảo Luật Nhà giáo (Dự thảo 2) tại đây.
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo hiện nay như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:
Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...
Như vậy, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo hiện nay như sau:
- Giáo viên mầm non: có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;
- Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- Nhà giáo giảng dạy trình độ đại học: có bằng thạc sĩ;
- Nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ: có bằng tiến sĩ;
- Nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp: thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?