Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật bảo vệ bí mật Nhà nước 2024?
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước 2024?
Tìm hiểu các quy định pháp luật về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước đang có hiệu lực thi hành, tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018; Nghị định 26/2020/NĐ-CP; Thông tư 24/2020/TT-BCA.
- Luật An ninh mạng 2018; Nghị định 53/2022/NĐ-CP.
- Bộ luật Hình sự 2015 (Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có liên quan đến bảo vệ bí mật Nhà nước.
- Nghị định 112/2020/NĐ-CP; Nghị định 71/2023/NĐ-CP.
- Các quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ bí mật theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
- Công văn số 4114/BC-ANCTNB ngày 25/11/2022 của Bộ Công an về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật bảo vệ BMNN; Công văn số 2320/BCA-A03 ngày 07/7/2020 của Bộ Công an về việc hướng dẫn thực hiện quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Dưới đây là Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước 2024 có thể tham khảo:
Câu hỏi số 1: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước?
A. Làm Lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
B. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
C. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
xD. Tất cả đều đúng
Câu hỏi số 2: Chủ thể nào có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước?
A. Chính phủ
xB. Thủ tướng Chính phủ
C. Bộ Công an
D. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
Câu hỏi số 3: Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào đâu?
xA. Căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước và quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.
B. Căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước do cơ quan, đơn vị quy định.
C. Căn cứ vào yêu cầu và hình thức của văn bản, tài liệu.
D. Căn cứ nội quy, quy chế của đơn vị và tương ứng với độ mật của văn bản đến.
Câu hỏi số 4: Chủ thể nào có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước?
xA. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
B. Người tham mưu văn bản, người tạo ra bí mật nhà nước.
C. Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận bí mật nhà nước.
D. Cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ, cán bộ giao liên.
Câu hỏi số 5: Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước có trách nhiệm thực hiện như thế nào trong xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước?
A. Đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật của vật, địa điểm, lời nói, hoạt động chứa bí mật nhà nước và có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra.
B. Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu.
C. Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu độ mật theo quy định.
xD. Tất cả các đáp án.
Câu hỏi số 6: Người nào dưới đây có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật”?
xA. Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
B. Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
C. Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương.
D. Tất cả các đáp án.
Câu hỏi số 7: Trong trường hợp nào bí mật nhà nước sẽ được giải mật toàn bộ hoặc một phần?
A. Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn theo quy định.
B. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế.
C. Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.
xD. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi số 8: Theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước?
A. Cơ quan có thẩm quyền lưu, giữ văn bản mật.
B.Cán bộ làm công tác văn thư cơ quan.
xC. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
D. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
Câu hỏi số 9: Trong trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?
A. Người nhận phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì có thêm dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức hoặc người được lãnh đạo cơ quan, tổ chức ủy quyền giải quyết.
B. Người nhận phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận.
xC. Người nhận chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan, tổ chức để có biện pháp xử lý.
D. Người nhận gửi trả lại cơ quan, đơn vị nơi gửi.
Câu hỏi số 10: Đối với tài liệu không có nội dung bí mật nhà nước được cơ quan, tổ chức xác định đóng dấu mật thì xử lý như thế nào?
xA. Yêu cầu cơ quan, tổ chức đó có văn bản đính chính hoặc thu hồi bí mật nhà nước đã phát hành.
B. Yêu cầu cơ quan, tổ chức đó thực hiện quy trình giải mật theo quy định tại Điều 22 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
C. Yêu cầu cơ quan, tổ chức đó phát hành văn bản khác thay thế.
D. Yêu cầu cơ quan, tổ chức đó tiến hành thu hồi, tiêu hủy bí mật nhà nước đã phát hành.
Câu hỏi số 11: Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được ai đồng ý?
A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.
xB. Người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.
C. Người đứng đầu và cấp phó được của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.
D. Không phải xin phép.
Câu hỏi số 12: Người tham dự không được mang thiết bị có tính năng thu, phát tin, ghi âm, ghi hình vào trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước thuộc độ mật nào?
A. Tuyệt mật, Tối mật, Mật
xB. Tuyệt mật, Tối mật
C. Tối mật, Mật
D. Tùy theo yêu cầu của chủ trì.
Câu hỏi số 13: Hành vi nào sau đây bị coi là hành vi xâm phạm bí mật nhà nước trên không gian mạng theo Luật An ninh mạng năm 2018?
A. Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước.
B. Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước.
C. Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật nhà nước.
xD. Tất cả các phương án đều đúng.
Câu hỏi số 14: Thông tư 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước quy định có bao nhiêu loại sổ dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước?
A. 2 loại.
B. 3 loại.
xC. 4 loại.
D. 5 loại.
Câu hỏi số 15: Hành vi sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
A. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
xB. Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng C. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
D. Từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Câu hỏi số 16: Hành vi làm sai lệch, hư hỏng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
A. Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
B. Từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
xC. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
D. Từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
Câu hỏi số 17: Hành vi đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
xA. Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
B. Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
C. Từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
D. Từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
Câu hỏi số 18: Theo Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm nếu đảng viên thực hiện hành vi mang hiện vật, tài liệu thuộc bí mật của Đảng, Nhà nước ra nước ngoài trái quy định thì bị kỷ luật bằng hình thức nào?
A. Phê bình
B. Khiển trách
xC. Cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ)
D. Khai trừ ra khỏi đảng
Câu hỏi số 19: Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước được quy định như thế nào?
A. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
B. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
xC. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
D. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Câu hỏi số 20: Theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018, bí mật nhà nước là gì ?
A. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng
xB. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
C. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định
D. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng chưa công khai, nếu bị lộ, bị mát có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Câu hỏi số 21: Theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018, người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước với độ mật nào sau đây?
A. Tuyệt mật; tối mật.
xB. Tối mật; mật.
C. Tối mật.
D. Mật.
Câu hỏi số 22: Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là bao nhiêu năm ?
A. 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; 25 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; 15 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật
xB. 30 năm đối với bí mật nhà nước độ tuyệt mật; 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
C. 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; 25 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật
D. 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; 15 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật
Câu hỏi số 23: Việc thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?
A. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi tiếp nhận, phát hành phải được thống kê theo trình tự thời gian và độ mật.
B. Bí mật nhà nước chứa trong thiết bị có tính năng lưu giữ, sao, chụp, phải được bảo vệ bằng biện pháp thích hợp bảo đảm an toàn.
C. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được lưu giữ, bảo quản ở nơi an toàn và có phương án bảo vệ.
xD. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi số 24: Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” được bảo vệ bằng một lớp bì và ngoài bì đóng dấu chữ gì?
A. Chữ “A”
xB. Chữ “B”
C. Chữ “C”
D. Chữ “M”
Câu hỏi số 25: Sau khi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào loại sổ nào?
A. Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi
B. Sổ chuyển giao bí mật nhà nước
C. Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước
xD. Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến
Câu hỏi số 26: Hành vi không ban hành quy chế, nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức, địa phương sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
xA. Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
B. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
C. Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
D. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Câu hỏi số 27: Hành vi làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền ?
A. Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
B. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
C. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
xD. Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
Câu hỏi số 28: Đảng viên vi phạm quy định bảo vệ bí mật ủa Đảng, Nhà nước gây hậu quả ít nghiêm rọng thì bị kỷ luật bằng hình thức khiển rách trong trường hợp nào sau đây:
A. Vô ý làm lộ, mất thông tin, tài liệu bí mật của Đảng, Nhà nước hoặc thông tin chưa được phép công khai
B. Không chấp hành nguyên tắc bảo mật trong việc truyền tin, vận chuyển, giao nhận hiện vật, tài liệu bí mật của Đảng, Nhà nước
C. Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước trong hoạt động xuất bản, báo chí và truyền thông khác
xD. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu hỏi số 29: Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng yêu cầu nào?
A. Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước.
B. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.
C. Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng.
xD. Tất cả các đáp án.
Câu hỏi số 30: Nội dung nào sau đây là quy định về việc ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước đối với cơ quan, đơn vị có tổ chức cơ sở đảng?
xA. Tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan, đơn vị không phải ban hành nội quy riêng mà áp dụng theo nội quy bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, đơn vị đó.
B. Tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan, đơn vị phải ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước riêng.
C. Tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan, đơn vị phải ban hành quy chế bảo vệ bí mật nhà nước riêng.
D. Tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan, đơn vị phải quyết định ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước riêng.
Câu hỏi số 31: Theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm gì?
A. Ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức.
B. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định của pháp luật và quy chế, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
xC. Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu hỏi số 32: Trường hợp tài liệu bí mật nhà nước, sách chứa đựng nội dung bí mật nhà nước được in, xuất bản với số lượng lớn thì được thực hiện như thế nào?
A. Đóng dấu chỉ độ mật cho từng văn bản có trong tài liệu, sách.
B. Có văn bản xác định bí mật nhà nước phát hành cùng tài liệu, sách.
xC. Cơ quan, tổ chức soạn thảo, tạo ra bí mật nhà nước được in dấu độ mật bằng mực màu đỏ ở bên ngoài tài liệu, bìa sách.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi số 33: Theo Điều 4 Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 quy định những điều đảng viên không được làm quy định nội dung nào liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước?
A. Làm Lộ, mất bí mật nhà nước của Đảng, Nhà nước
xB. Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố
C. Mua bán, chuyển giao bí mật nhà nước, Làm Lộ, mất bí mật nhà nước, đăng tải, truyền đưa bí mật nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng
D. Soạn thảo bí mật nhà nước trên máy tính có kết nối mạng internet
Câu hỏi số 34: Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật nào ?
xA. Khiển trách
B. Cảnh cáo
C. Hạ bậc lương
D. Buộc thôi việc
Câu hỏi số 35 : Theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước?
A. Cơ quan có thẩm quyền lưu, giữ văn bản mật.
B.Cán bộ làm công tác văn thư cơ quan.
xC. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
D. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
Lưu ý: Hiện chưa có đáp án chính thức từ BTC, đáp án trên chỉ mang tín chất tham khảo.
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật bảo vệ bí mật Nhà nước 2024? (Hình từ Internet)
Bí mật Nhà nước là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 có quy định về bí mật Nhà nước như sau;
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
...
Như vậy, bí mật Nhà nước là những thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bí mật Nhà nước có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như: tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
Người tiếp cận thông tin bí mật nhà nước có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định người tiếp cận thông tin về bí mật nhà nước có trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức về bảo vệ bí mật nhà nước;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;
- Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích;
- Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?