Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam là ngày mấy? Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân như thế nào?

Cho tôi hỏi: Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam là ngày mấy? Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân như thế nào? (Câu hỏi từ chị Anh, Hà Nội).

Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam là ngày mấy?

Ngày 05/02/1985, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra Quyết định 52-QĐ/TW năm 1985 lấy ngày ra số đầu tiên của báo Thanh Niên làm ngày Báo chí Việt Nam (21/6/1925) nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Cũng trong năm đó, lần đầu tiên báo chí cả nước tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam và kỷ niệm 60 năm báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên.

Ngày 21/6/2000, nhân dịp kỉ niệm 75 năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Năm 2024, Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2024 rơi vào thứ sáu.

Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam là ngày mấy? Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động báo chí?

Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam là ngày mấy? Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân như thế nào? (Hình từ Internet)

Các hành vi nào bị cấm trong báo chí?

Theo quy định tại Điều 9 Luật Báo chí 2016 thì các hành vi sau đây sẽ bị cấm trong hoạt động báo chí, cụ thể:

- Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:

+ Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;

+ Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;

+ Gây chiến tranh tâm lý.

- Đăng, phát thông tin có nội dung:

+ Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

+ Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

+ Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;

+ Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

- Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.

- Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

- Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

- Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.

- Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.

- In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính.

- Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng.

- Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

- Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều 9 Luật Báo chí 2016.

Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân như thế nào?

Tại Điều 11 Luật Báo chí 2016 quy định về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân như sau:

Điều 11. Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.
2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.

Như vậy, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân được quy định như sau:

- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.

- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.

Trân trọng!

Báo chí
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Báo chí
Hỏi đáp Pháp luật
Người phát ngôn có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân muốn tổ chức họp báo phải báo trước cho cơ quan quản lý báo chí bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phát ngôn Bộ Công an gồm những ai? Bộ Công an tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí bao lâu một lần?
Hỏi đáp Pháp luật
05 thông tin được phép cung cấp cho báo chí theo quy chế Bộ Công Thương 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được cấp giấy phép xuất bản bản tin thì cần đáp ứng các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặc san là gì? Điều kiện cấp giấy phép xuất bản đặc san là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam là ngày mấy? Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình phát thanh và chương trình truyền hình là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Báo chí
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
705 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Báo chí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Báo chí

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn hoạt động báo chí mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào