Hòa giải viên có được thực hiện hòa giải ngoài Tòa án không?
Hòa giải viên có được thực hiện hòa giải ở ngoài Tòa án không?
Theo quy định tại Điều 22 Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020 phương thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Điều 22. Phương thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Hòa giải, đối thoại có thể được tiến hành trong một hoặc nhiều phiên.
2. Việc hòa giải, đối thoại được tiến hành tại trụ sở Tòa án hoặc có thể ngoài trụ sở Tòa án theo lựa chọn của các bên.
3. Phiên hòa giải, đối thoại có thể dược thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác theo đề nghị của các bên.
4. Hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải, đối thoại có mặt các bên hoặc gặp riêng từng bên; yêu cầu mỗi bên trình bày ý kiến của mình về các vấn đề của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; đề xuất phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại.
Trường hợp một trong các bên có người đại diện, người phiên dịch thì Hòa giải viên phải mời họ cùng tham gia hòa giải, đối thoại.
Đồng thời theo quy định tại Điều 416 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về việc công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án như sau:
Điều 416. Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
Kết quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải.
Như vậy, khi tham gia hòa giải tại Tòa án nếu có yêu cầu của đương sự về địa điểm tiến hành hòa giải ngoài Tòa án và xét thấy yêu cầu địa điểm tiến hành hòa giải không có vi phạm về nguyên tắc tiến hành hòa giải tại Tòa án thì hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải ở địa điểm đã được chọn.
Đồng thời, địa điểm thực hiện hòa giải ngoài Tòa án có thể là nhà riêng của một bên, nhà riêng của hòa giải viên, nhà văn hóa hoặc địa điểm khác mà các bên cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Hòa giải viên có được thực hiện hòa giải ngoài Tòa án không? (Hình từ Internet)
Đương sự có cần trả thù lao hòa giải cho hòa giải viên không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 16/2021/NĐ-CP về thủ lao của hòa giải viên như sau:
Điều 9. Thù lao Hòa giải viên
1. Hòa giải viên được trả thù lao theo từng vụ việc sau khi đã tiến hành phiên hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
..
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020 về chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Điều 9. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp sau đây:
a) Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
b) Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
c) Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
...
Như vậy, chi phí trả thù lao cho hòa giải viên sẽ do ngân sách nhà nước chi trả, tuy nhiên các đương sự sẽ phải trả chi phí cho hòa giải viên nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
- Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
- Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
Ai được quyền tham gia phiên hòa giải tại Tòa án?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020, thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại bao gồm:
- Hòa giải viên;
- Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
- Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý: Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại; đồng thời phải thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết. Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?