Điểm sàn xét tuyển học bạ Trường Đại học Ngoại thương 2024?
Điểm sàn xét tuyển học bạ Trường Đại học Ngoại thương 2024?
Năm 2024, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy của Trường Đại học Ngoại thương năm 2024 dự kiến là 4.130 chỉ tiêu cho cả Trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc. Trong đó, có 02 phương thức Trường Đại học Ngoại thương có xét tuyển học bạ và kết hợp xét tuyển học bạ.
(1) Phương thức 01: Trường Đại học Ngoại thương xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia hoặc trong cuộc thi KHKT quốc gia, đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp Tỉnh/Thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.
Thời gian đăng ký nguyện vọng dự kiến từ ngày 20/05/2024 đến 17h00 ngày 30/05/2024.
Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký
+ Đối với thí sinh tham gia/đạt giải trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc trong Cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức, thuộc lĩnh vực phù hợp với các môn trong tổ hợp xét tuyển của trường (bao gồm các môn Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật):
- Tốt nghiệp THPT năm 2024;
- Có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong các tổ hợp môn xét tuyển của trường (bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) đạt từ 24,0 điểm trở lên;
- Tham dự/đạt giải trong Kỳ thi Học sinh giỏi cấp quốc gia các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của trường hoặc trong cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức mà nội dung đề tài được Hội đồng tuyển sinh đánh giá là phù hợp với môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường;
- Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm
lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên;
- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên.
+ Đối với thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Kỳ thi HSG cấp Tỉnh/Thành phố lớp 11 hoặc lớp 12
- Tốt nghiệp THPT năm 2024;
- Có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong các tổ hợp 2 môn xét tuyển của trường (bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) đạt từ 24,0 điểm trở lên;
- Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 (bao gồm cả thí sinh thi vượt cấp) một trong các môn riêng biệt thuộc tổ hợp môn xét tuyển của trường (bao gồm Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật);
- Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên;
- Có điểm trung bình chung học tập của 05 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và môn thi đạt giải học sinh giỏi) đạt từ 8,5 điểm trở lên (tính trung bình chung của cả 3 môn, làm tròn đến một chữ số thập phân);
- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên.
Đối với thí sinh học hệ chuyên các môn chuyên Toán, Toán-Tin, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 về ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên và Thông tư 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/04/2014 về sửa đổi bổ sung một số điều trong Quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên)
- Tốt nghiệp THPT năm 2024;
- Có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong các tổ hợp môn xét tuyển của trường (bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) đạt từ 24,0 điểm trở lên;
- Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên;
- Có điểm trung bình chung học tập của 05 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của cả 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán) đạt từ 9,0 điểm trở lên (tính trung bình chung của 3 môn, làm tròn đến một chữ số thập phân);
- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên.
(2) Phương thức 2 – Trường Đại học Ngoại thương xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên, hệ không chuyên của các trường THPT
Thời gian đăng ký nguyện vọng dự kiến từ ngày 20/05/2024 đến 17h00 ngày 30/05/2024.
Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký
Đối với thí sinh thuộc hệ chuyên các môn chuyên Toán, Toán-Tin, Tin, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật của các trường THPT trọng điểm quốc gia/ THPT chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 về ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên và Thông tư 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/04/2014 về sửa đổi bổ sung một số điều trong quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên)
Đối với các chương trình CTTT, CLC và ĐHNN&PTQT (không bao gồm các chương trình CLC ngành Ngôn ngữ)
- Tốt nghiệp THPT năm 2024;
- Có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong các tổ hợp môn xét tuyển của trường (bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) đạt từ 24,0 điểm trở lên;
- Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên;
- Có điểm trung bình chung học tập của 05 học kỳ năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của 02 môn thuộc tổ hợp xét tuyển: Toán-Lý hoặc Toán-Hoá hoặc Toán-Văn đạt từ 8,5 trở lên (tính chung bình chung của 02 môn, làm tròn đến một chữ số thập phân);
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên, hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge English Qualifications) đạt từ 180 điểm trở lên, hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Anh trở lên;
- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên.
Đối với các chương trình Chất lượng cao ngành Ngôn ngữ
- Tốt nghiệp THPT năm 2024;
- Có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong các tổ hợp môn xét tuyển của trường (bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) đạt từ 24,0 điểm trở lên;
- Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên
- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cụ thể như sau:
Đối với thí sinh hệ không chuyên (hoặc hệ chuyên, lớp chuyên môn khác với các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của trường).
Đối với các chương trình CTTT, CLC và ĐHNN&PTQT (không bao gồm các chương trình CLC ngành Ngôn ngữ)
- Tốt nghiệp THPT năm 2024;
- Có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong các tổ hợp môn xét tuyển của trường (bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) đạt từ 24,0 điểm trở lên;
- Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên;
- Có điểm trung bình chung học tập của 05 học kỳ năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của 02 môn thuộc tổ hợp xét tuyển: Toán-Lý hoặc Toán-Hoá đạt từ 9,0 trở lên hoặc Toán-Văn đạt từ 8,8 trở lên (tính trung bình chung của 02 môn, làm tròn đến một chữ số thập phân);
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên, hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge English Qualifications) có điểm đạt từ 180 điểm trở lên, hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Anh trở lên;
- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên.
Đối với chương trình Chất lượng cao ngành Ngôn ngữ
- Tốt nghiệp THPT năm 2024;
- Có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong các tổ hợp môn xét tuyển của trường (bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) đạt từ 24,0 điểm trở lên;
- Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên;
- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế qui định cụ thể cho từng chương trình CLC ngành ngôn ngữ như sau:
Lưu ý: Thí sinh tốt nghiệp THPT do nước ngoài cấp bằng phải kiểm định bằng tốt nghiệp theo quy định của Việt Nam.
Xem chi tiết phương thức xét tuyển học bạ tại Quyết định số 906/QĐ-ĐHNT về việc Ban hành Đề án tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thương năm 2024.
Điểm sàn xét tuyển học bạ Trường Đại học Ngoại thương 2024? (Hình từ Internet)
Phương thức xét tuyển học bạ vào đại học cần đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về phương thức tuyển sinh cụ thể như sau:
Điều 6. Phương thức tuyển sinh
....
2. Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.
3. Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):
a) Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn;
b) Một ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển;
c) Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).
....
Như vậy, phương thức xét tuyển học bạ vào đại học là hình thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập của thí sinh trong ba năm học THPT hoặc chỉ lấy điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, thay vì thi THPT quốc gia. Do đó. phương thức xét tuyển học bạ cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn.
- Một ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển.
- Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).
Hướng dẫn sử dụng học bạ THPT năm 2024?
Căn cứ nội dung Mẫu học bạ trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về việc sử dụng học bạ THPT (không áp dụng với học sinh lớp 12) như sau:
(1) Quy định chung
- Học bạ học sinh được nhà trường quản lý và bảo quản trong trường; đầu năm học, cuối học kỳ, cuối năm học, được bàn giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp để thực hiện việc ghi vào Học bạ và thu lại sau khi đã hoàn thành.
- Nội dung trang 1 phải được ghi đầy đủ khi xác lập Học bạ; Hiệu trưởng ký, đóng dấu xác nhận quá trình học tập từng năm học từ lớp 10 đến lớp 12.
(2) Giáo viên môn học
- Ghi điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập theo môn học từng học kì, cả năm học; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) của học sinh.
- Khi sửa chữa (nếu có), dùng bút mực đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về việc sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.
(3) Giáo viên chủ nhiệm
- Tiếp nhận và bàn giao lại Học bạ học sinh với văn phòng nhà trường.
- Đôn đốc việc ghi vào Học bạ điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập của học sinh của giáo viên môn học.
- Ghi đầy đủ các nội dung trên trang 1, nội dung ở phần đầu các trang tiếp theo, nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh theo từng năm học.
- Ghi kết quả tổng hợp đánh giá; mức đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có); đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với học sinh phải rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có).
- Ghi rõ được lên lớp hoặc không được lên lớp; hoàn thành hoặc chưa hoàn thành chương trình trung học phổ thông; chứng chỉ (nếu có), kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có), khen thưởng (nếu có).
- Ghi nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong quá trình rèn luyện và học tập.
(4) Hiệu trưởng
- Phê duyệt Học bạ của học sinh khi kết thúc năm học.
- Kiểm tra việc quản lý, bảo quản, ghi Học bạ.
Lưu ý: Từ năm 2024-2025, các lớp THPT (bao gồm lớp 12) đều áp dụng theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?