Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh là phần thưởng cao quý của tổ chức Công đoàn Việt Nam tôn vinh cho đối tượng nào?
Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh là phần thưởng cao quý của tổ chức Công đoàn Việt Nam tôn vinh cho đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 18 Quy chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1689/QĐ-TLĐ năm 2019 có quy định về giải thưởng như sau:
Điều 18. Giải thưởng
1. “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh” của Tổng Liên đoàn:
1.1. “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh” phần thưởng cao quý của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được xét, trao tặng cho công nhân, lao động trực tiếp sản xuất tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có thành tích xuất sắc tiêu biểu nhất trong lao động sản xuất; có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật; tích cực đào tạo, kèm cặp, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ góp phần xây dựng doanh nghiệp, đơn vị phát triển bền vững, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh.
1.2. “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh” được tổ chức trao tặng 5 năm 1 lần vào dịp “Tháng Công nhân” của năm tổ chức Đại hội Công đoàn Việt Nam.
1.3. Một cá nhân chỉ được trao tặng Giải thưởng 01 lần.
1.4. Năm tổ chức trao tặng “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh”, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành hướng dẫn riêng về xét, trao tặng “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh”.
2. “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” của Tổng Liên đoàn:
2.1. “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” phần thưởng cao quý của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được xét, trao tặng cho cán bộ công đoàn các cấp có thành tích đặc biệt xuất sắc, có sáng kiến, sáng tạo trong hoạt động Công đoàn góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn và xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh;
2.2. “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” được tổ chức trao tặng hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7) hoặc vào dịp khác do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định;
2.3. Một cá nhân chỉ được trao tặng Giải thưởng 01 lần;
2.4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành hướng dẫn riêng về việc xét, trao tặng “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh”.
Như vậy, Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh trao tặng cho công nhân, lao động trực tiếp sản xuất tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có thành tích xuất sắc tiêu biểu nhất trong:
- Lao động sản xuất;
- Có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật; tích cực đào tạo, kèm cặp, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ góp phần xây dựng doanh nghiệp, đơn vị phát triển bền vững, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh là phần thưởng cao quý của tổ chức Công đoàn Việt Nam tôn vinh cho đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Tháng công nhân là tháng mấy?
Theo Thông báo 77-TB/TW năm 2012 có nêu như sau:
Tại phiên họp ngày 14-02-2012, sau khi nghe Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo về tổ chức “Tháng Công nhân” và hoạt động công đoàn trong tháng 5 - “Tháng Công nhân” (Tờ trình số 71/TTr –TLĐ, ngày 16-01-2012) và ý kiến của các cơ quan Trung ương có liên quan, Ban Bí thư có ý kiến kết luận như sau:
1- Đồng ý chủ trương lấy tháng 5 hằng năm là “Tháng Công nhân” và cơ bản nhất trí nội dung đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hoạt động trong “Tháng Công nhân”, với mục tiêu chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp quan tâm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam căn cứ tình hình thực tế hướng dẫn tổ chức thực hiện “Tháng Công nhân” hằng năm, với phương châm hướng về cơ sở, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện sống, làm việc của công nhân, viên chức, lao động; trong đó, tập trung cho hoạt động tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giải quyết những khó khăn, bức xúc của công nhân, viên chức, lao động, thực hiện tốt việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động.
3- Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức thực hiện tốt các hoạt động trong “Tháng Công nhân”.
4- Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng và Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện "Tháng công nhân" và báo cáo Ban Bí thư theo quy định.
Như vậy, Tháng Công nhân là tháng 5 hằng năm. Mục đích của tháng công nhân là:
- Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động;
- Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp;
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp quan tâm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chủ đề của Tháng Công nhân năm 2024 là gì?
Theo Kế hoạch 18/KH-TLĐ năm 2024 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thì chủ đề của Tháng Công nhân năm 2024 là "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết".
Xem toàn văn Kế hoạch 18/KH-TLĐ năm 2024 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tại đây: tại đây
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 3 từ 15/01/2025?
- Tải mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?
- Toàn văn dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập?
- Lệ phí thi đánh giá tư duy TSA đợt 1 năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 1 từ 15/01/2025?