Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 2 2024 dành cho giáo viên?
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 2 2024 dành cho giáo viên?
Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 2024 là một trong những hoạt động của ngành Giáo dục kỷ niệm 240 năm ngày mất (1784 – 2024) và hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh (1726-2026) Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn, cũng là dịp để ôn lại những giá trị truyền thống tốt đẹp của tỉnh, của dân tộc và tri ân "Nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến".
Dưới đây là Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 2 2024 dành cho giáo viên:
Câu 1: Lê Quý Đôn không phải là
nhà chính trị.
nhà truyền giáo
nhà ngoại giao.
nhà văn hóa
Câu 2: Nhận định nào dưới đây không phải của Lê Quý Đôn?
Nhân bất học bất tri lý
Phi công bất phú.
Phi thương bất hoạt.
Phi trí bất hưng
Câu 3: Lê Quý Đôn được coi là người đỗ Tam nguyên vì
ông đã tham gia và đỗ thi Hội.
ông đã tham gia và đỗ thi Hương.
ông đỗ đầu thi Hương, thi Hội, thi Đình.
ông đã tham gia và đỗ thi Đình.
Câu 4: Lĩnh vực nào không được Lê Quý Đôn ghi trong tác phẩm Phủ biên tạp lục?
Chính trị và xã hội.
Các sách lược đối ngoại.
Kinh tế và xã hội.
Lịch sử và địa lí.
Câu 5: Tác phẩm Truyện danh nhân Lê Quý Đôn là của tác giả nào sau đây?
Lê Minh Khuê
Nguyễn Minh Chuyên.
Bùi Hạnh Cẩn
Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Trong những nhân vật dưới đây, ai là học trò của Lê Quý Đôn?
Xuân Hương
Bùi Huy Bích
Nguyễn Du
Cao Bá Quát
Câu 7: Lê Quý Đôn là nhân vật lịch sử được đặt tên cho nhiều trường THPT chuyên nhất trong cả nước hiện nay. Đó là những trường THPT chuyên của tỉnh/ thành phố nào sau đây?
Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Nam Định
Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Hà Nam
Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Quảng Trị.
Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Thái Bình.
Câu 8: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn?
299 năm
300 năm
298 năm
290 năm
Câu 9: Công trình Khu lưu niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn (gồm các khu chính: khu lưu niệm xây mới; khu di tích cổ và khu dịch vụ công cộng) được tỉnh Thái Bình khởi công xây dựng vào thời gian nào?
Tháng 7/2015
Tháng 7/2016
Tháng 7/2014
Tháng 7/2017
Câu 10: Năm 2026 sẽ là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn?
300 năm
200 năm.
250 năm
240 năm
Câu 11: Ai được mệnh danh là "Nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến"?
Bùi Sĩ Tiêm.
Lê Quý Đôn
Phạm Đôn Lễ
Nguyễn Quang Bích
Câu 12: Tác giả Đinh Công Vĩ có tác phẩm nào viết về Lê Quý Đôn?
Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn
Kể chuyện Lê Quý Đôn
Phương pháp làm văn của Lê Quý Đôn
Phương pháp làm toán của Lê Quý Đôn
Câu 13: Trong các câu nói sau đây, câu nào tương truyền là của Lê Quý Đôn?
Có chí thì nên
Học, học nữa, học mãi.
Phi trí bất hưng
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Câu 14: Trong Cuộc thi chung kết "Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 22 do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, điểm cầu tỉnh Thái Bình được đặt tại Khu lưu niệm Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn vinh dự có em Đặng Lê Nguyên Vũ - Học sinh Trường THPT Bắc Duyên Hà tham gia và đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Cuộc thi này diễn ra vào năm nào?
Năm 2021
Năm 2023
Năm 2024
Năm 2022
Câu 15: Dựa theo tương truyền, nhận định nào dưới đây không phải là một trong năm nguy cơ mất nước mà Lê Quý Đôn đã chỉ ra?
Sĩ phu ngoảnh mặt đi.
Hiền tài lận đận.
Tham nhũng tràn lan.
Tướng thoái, binh kiêu.
Câu 16: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn sống ở thời
Lê trung hưng
Lê sơ
Nguyễn
Tiền Lê.
Câu 17: Câu lạc bộ Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình được thành lập vào năm nào?
Năm 1986
Năm 1996
Năm 1976
Năm 1966
Câu 18: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn?
240 năm
250 năm
140 năm
300 năm
Câu 19: Giai thoại nào sau đây không gắn với Lê Quý Đôn?
Chữ Đại hay chữ Thái
Tam xuyên, tứ mục.
Rắn đầu biếng học
Nặn voi biết đi
Câu 20: Tác phẩm nào của Lê Quý Đôn được mệnh danh là bộ từ điển bách khoa đầu tiên của Việt Nam?
Quần thư khảo biện.
Phủ biên tạp lục
Kiến văn tiểu lục
Vân đài loại ngữ
Tham khảo: Đáp án Đợt 2 Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 2024 dành cho CBCCVC?
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 2 2024 dành cho giáo viên? (Hình từ Internet)
Giáo viên THPT có bắt buộc phải có bằng đại học không?
Tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 có quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:
Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, giáo viên THPT bắt buộc phải có bằng đại học thuộc ngành đào tạo.
Giáo viên nào phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo?
Tại Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP có quy định giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo bao gồm:
- Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01/7/2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
- Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01/7/2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
- Giáo viên THCS chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?