Là thành viên của tổ chức công đoàn Việt Nam người lao động có lợi ích gì?

Tôi có thắc mắc: Là thành viên của tổ chức công đoàn việt nam người lao động có lợi ích gì? (Câu hỏi của anh Sáng - Tiền Giang)

Là thành viên của tổ chức công đoàn việt nam người lao động có lợi ích gì?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Công đoàn 2012, là thành viên của tổ chức công đoàn việt nam người lao động có lợi ích như sau:

- Được yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

- Được ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

- Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

- Được tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

- Được đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Là thành viên của tổ chức công đoàn Việt Nam người lao động có lợi ích gì?

Là thành viên của tổ chức công đoàn Việt Nam người lao động có lợi ích gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức công đoàn cơ sở là gì?

Căn cứ theo Mục 11 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020, điều kiện thành lập và hình thức tổ chức công đoàn cơ sở bao gồm:

[1] Công đoàn cơ sở được thành lập trong các đơn vị sử dụng lao động gồm:

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả các công ty con trong nhóm công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có trụ sở đặt tại địa phương khác).

- Hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

- Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập hạch toán độc lập.

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

- Cơ quan tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

- Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, hoặc theo nguyện vọng liên kết của người lao động, có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động.

[2] Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp người lao động tự do hợp pháp, gồm:

- Lao động hành nghề vận tải, dịch vụ vận tải.

- Lao động hành nghề thương mại, dịch vụ thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, y dược.

- Lao động hành nghề khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản, hải sản.

- Lao động hành nghề cơ khí, xây dựng, điện tử, tin học.

- Thợ thủ công, mỹ nghệ, chế tác mỹ phẩm, hàng tiêu dùng...

[3] Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở

- Tùy theo số lượng đoàn viên và tính chất, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị lao động; số lượng đoàn viên của công đoàn cơ sở có thể tổ chức các công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn.

- Việc thành lập công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; đồng thời phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn và hướng dẫn nội dung cụ thể để công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn tổ chức các hoạt động.

Công đoàn cơ sở có quyền giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể của người lao động hay không?

Theo Điều 15 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 12 ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở như sau:

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở
1. Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân; các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.
2. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.
3. Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
.....

Như vậy, công đoàn cơ sở có quyền được giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể của người lao động. Ngoài ra, còn có quyền giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế và các vấn đề khác liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam là bài gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Công đoàn Việt Nam 2024 rơi vào ngày nào? Công đoàn Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công tác quản lý đoàn viên Công đoàn được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người đứng đầu Ban Chấp hành lâm thời của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn viên công đoàn không có việc làm có phải đóng đoàn phí công đoàn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công đoàn có trách nhiệm gì trong tư vấn cho người lao động ký kết hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chương trình, nghị quyết chuyên đề nào được Đại hội xác định nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam: Chỉ tiêu phấn đấu có bao nhiêu % doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể NK 2023-2028?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam: Chỉ tiêu phấn đấu có bao nhiêu % công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp nhiệm kỳ 2023-2028?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) công đoàn cơ sở khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công đoàn
Dương Thanh Trúc
9,301 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công đoàn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào