Các yếu tố nào cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 125 Bộ luật Hình sự?
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là gì?
Hiện nay, không có văn bản nào định nghĩa cụ thể về hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy nhiên, hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể được hiểu là hành vi giết người trong tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình.
Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể là do hành vi vi phạm pháp luật của nạn nhân gây nên đối với người phạm tội hoặc người thân của người phạm tội gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi phạm tội.
Trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được.
Tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tình tiết "Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra" là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra theo tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015 thì được xem là dấu hiệu định tội vì vậy không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Các yếu tố nào cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 125 Bộ luật Hình sự? (Hình từ Internet)
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh:
Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Theo quy định trên, người nào có hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tùy theo mức độ vi pham.
Các yếu tố nào cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 125 Bộ luật Hình sự?
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015 là tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Các yếu tố cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:
[1] Chủ thể
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Cụ thể như sau:
- Về độ tuổi: Người phạm tội phải đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.
- Về năng lực trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự.
[2] Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân đã làm cho chủ thể của tội phạm lâm vào tình trạng trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của mình.
Hành vi tước đoạt mạng sống có thể là đâm, chém, bắn...
Dấu hiệu hậu quả của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hậu quả chết người.
Nạn nhân của tội phạm là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng và đã làm cho chủ thể của tội phạm lâm vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
[3] Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Cụ thể như sau:
Giết người với lỗi cố ý trực tiếp là người phạm tội biết rõ hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân nhưng vẫn thực hiện hành vi giết người.
Giết người với lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân, tuy không mong muốn nạn nhân chết nhưng vẫn bỏ mặc dẫn đến hậu quả nạn nhân chết.
[4] Mặt khách thể
Mặt khách thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi của người phạm tội giết người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người, xâm phạm trực tiếp đến quyền được sống của người bị hại được pháp luật bảo vệ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?