Thể lệ cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 chi tiết năm 2024?

Xin cho tôi hỏi: Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 diễn ra vào thời gian nào, thi ra sao? (Câu hỏi từ anh Khánh - Đồng Nai).

Thể lệ cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 chi tiết năm 2024?

Căn cứ Thể lệ cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam và hành động của đoàn viên, người lao động ban hành kèm theo Kế hoạch 60/KH-TLĐ năm 2024.

Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 do Tổng Liên đoàn lao động phát động tổ chức dành cho đối tượng tham gia là đoàn viên, CNVCLĐ, cán bộ công đoàn trong nước và người lao động Việt Nam lao động, học tập, nhằm hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam và đưa Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống.

Cụ thể, chi tiết Thể lệ cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 như sau:

- Nội dung thi: Tìm hiểu chủ trương Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết và các văn kiện Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, các chính sách liên quan tới người lao động, tổ chức công đoàn;

- Hình thức thi: 02 giai đoạn thi:

+ Giai đoạn 01: thi trắc nghiệm trên trang https://tracnghiemdh13.congdoanvietnam.org:

++ Trả lời 20 câu trắc nghiệm trong 15 phút, mỗi câu có từ 3-4 phương án trả lời, trong đó chỉ có 01 phương án đúng.

++ Dự thi tối đa 02 lần thi/tuần.

+ Giai đoạn 02: Thi sáng tạo video clip dành cho tập thể:

++ Mỗi Liên đoàn lao động quận, huyện, công đoàn ngành và tương đương, công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố gửi dự thi ít nhất 01 video clip;

++ Thời lượng video: Tối thiểu 03 phút, tối đa 05 phút.

++ Nộp bài thi tại https://binhchondh13.congdoanvietnam.org.

- Thời gian thi:

+ Giai đoạn 1: Từ 8h00 ngày 10/5 đến 23h00 ngày 02/6/2024, với 03 tuần thi:

++ Tuần 1: Từ 8h00 ngày 10/5 đến 23h00 ngày 17/5/2024;

++ Tuần 2: Từ 8h00 ngày 18/5 đến 23h00 ngày 25/5/2024;

++ Tuần 3: Từ 8h00 ngày 26/5 đến 23h00 ngày 02/6/2024.

+ Giai đoạn 2:

++ Gửi bài dự thi: từ 0h ngày 01/6 đến 17h00 ngày 07/6/2024;

++ Thời gian bình chọn: từ 8h00 ngày 13/6/2024 đến 23h00 ngày 20/6/2024.

Xem thêm thông tin chi tiết Thể lệ cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 tại https://tracnghiemdh13.congdoanvietnam.org/blog/the-le-cuoc-thi-17

Thể lệ cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 chi tiết năm 2024?

Thể lệ cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 chi tiết năm 2024? (Hình từ Internet)

Hệ thống tổ chức công đoàn bao gồm các cơ quan, tổ chức nào?

Căn cứ Điều 7 Luật Công đoàn 2012 quy định về hệ thống tổ chức công đoàn như sau:

Điều 7. Hệ thống tổ chức công đoàn
Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay bao gồm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Người lao động có bắt buộc phải tham gia tổ chức công đoàn cơ sở không?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền tham gia tổ chức công đoàn cơ sở như sau:

Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Bên cạnh đó căn cứ khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:

Điều 170. Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
...

Như vậy, pháp luật quy định việc tham gia tổ chức công đoàn cơ sở là một quyền của người lao động, không phải nghĩa vụ người lao động bắt buộc phải làm. Do đó, người lao động không bắt buộc phải tham gia tổ chức công đoàn cơ sở.

Trân trọng!

Đại hội công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đại hội công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mấy nhất trí lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ, làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại hội nào quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể lệ cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 chi tiết năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung tuyên truyền Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 nhiệm kỳ 2023 - 2028 gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đại hội công đoàn
Trần Thị Ngọc Huyền
983 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào