VACPA là tên viết tắt của tổ chức nào? Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
VACPA là tên viết tắt của tổ chức nào? Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ theo Điều 1 Điều lệ Hội kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/2005/QĐ-BNV năm 2005 có quy định như sau:
Điều 1. Tên gọi
Hội có tên: Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế là: Vietnam Association of Certified Public Accountants, tên viết tắt là VACPA.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Điều lệ Hội kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/2005/QĐ-BNV năm 2005 quy định như sau:
Điều 3. Nguyên tắc và phạm vi hoạt động
1. Hội tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí.
2. Hội là tổ chức thành viên của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA); chịu sự quản lý Nhà nước về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Bộ Tài chính.
3. Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, có trụ sở đóng tại Thủ đô Hà Nội và có Văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (việc lập Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật).
4. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng và tài khoản riêng tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, VACPA là tên viết tắt của Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam và là tổ chức có tư cách pháp nhân.
VACPA là tên viết tắt của tổ chức nào? Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ Hội kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/2005/QĐ-BNV năm 2005, Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ dưới đây:
- Tập hợp, đoàn kết, động viên Hội viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, đạo đức kiểm toán viên, phổ biến kiến thức, trao đổi thông tin và kinh nghiệm nghề nghiệp, trợ giúp Hội viên soạn thảo các quy định, tài liệu đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của Hội viên.
- Tham gia với các cơ quan của Nhà nước trong việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi chính sách, chế độ tài chính, thuế, kế toán và kiểm toán và cụ thể hóa chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và Quy chế hành nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
- Xây dựng và thực hiện các cam kết trong Hội viên về tiêu chuẩn kiểm toán viên, đạo đức hành nghề, chất lượng dịch vụ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp kiểm toán; trợ giúp và bảo vệ Hội viên giữ gìn uy tín, quảng bá danh tiếng và hình ảnh kiểm toán viên, bảo vệ và phát triển nghề nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ nghề nghiệp, hợp tác giữa các Hội viên, lắng nghe và tìm giải pháp thích hợp để giải quyết tranh chấp giữa các Hội viên nhằm hạn chế tối đa các hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán - kế toán và tư vấn.
- Xúc tiến và thực hiện các quan hệ hợp tác Quốc tế theo quy định của pháp luật và sự ủy quyền của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, góp phần hòa nhập với cộng đồng Quốc tế và khu vực.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghề nghiệm cập nhật kiến thức, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật tài chính, kế toán, kiểm toán; tổ chức trao đổi kinh nghiệm và thông tin nghề nghiệp cho Hội viên.
- Thực hiện quản lý thống nhất và kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán đối với Hội viên, với doanh nghiệp kế toán, kiểm toán và các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Điều lệ Hội kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/2005/QĐ-BNV năm 2005, Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam có quyền hạn như sau:
- Tham gia vào việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách do cơ quan Nhà nước ban hành có liên quan đến lĩnh vực tài chính, thuế, kế toán và kiểm toán độc lập.
- Soạn thảo hoặc trợ giúp doanh nghiệp kiểm toán soạn thảo các quy trình, tài liệu đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán.
- Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức phổ biến các cơ chế chính sách tài chính, kế toán, kiểm toán, pháp luật Nhà nước và của Hội.
- Tổ chức và tham gia tổ chức kiểm tra chất lượng hoạt động dịch vụ của kiểm toán viên và các doanh nghiệp kiểm toán khi được ủy quyền của cơ quan nhà nước.
- Quan hệ hợp tác, tham gia các diễn đàn, hội thảo, các hoạt động và được gia nhập làm thành viên của các tổ chức nghề nghiệp trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới theo pháp luật Việt Nam và thông lệ Quốc tế.
- Tổ chức xuất bản sách, tài liệu chuyên môn, tập san, bản tin, tạp chí để phục vụ cho hoạt động của Hội theo quy định.
- Được nhận tài trợ, nhận ủng hộ về tài chính, vật chất, tinh thần của cơ quan Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?