Mẫu nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm học kì 2 cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27?
Mẫu nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm học kì 2 cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27?
Mẫu nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm học kì 2 cho học sinh tiểu học giúp giáo viên đánh giá một cách toàn diện về năng lực, phẩm chất của học sinh trong các hoạt động trải nghiệm.
Cụ thể, giáo viên có thể đánh giá mức độ tham gia, tích cực, ý thức, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo,... của học sinh.
Qua đó, giáo viên có thể hiểu rõ hơn về từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp, giúp học sinh phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó, Mẫu nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm học kì 2 cho học sinh tiểu học còn là kênh thông tin quan trọng để giáo viên cung cấp cho học sinh và phụ huynh về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong môn Hoạt động trải nghiệm.
Có thể tham khảo Mẫu nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm học kì 2 cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27 như sau:
Mẫu nhận xét học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm theo Thông tư 27 chung
Mẫu Nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 theo Thông tư 27
Lưu ý: Mẫu nhận xét này chỉ mang tính chất tham khảo, giáo viên có thể điều chỉnh nội dung cho phù hợp với từng học sinh.
Mẫu nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm học kì 2 cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27? (Hình từ Internet)
Mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 là gì?
Căn cứ Điều 3 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 như sau:
Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:
- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
Việc đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện vào thời điểm nào trong năm học?
Căn cứ theo Điều 9 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục như sau:
Điều 9. Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục
1. Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học:
a) Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
b) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
2. Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:
a) Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:
- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;
...
Như vậy, học sinh tiểu học được xét đánh giá vào giữa học kỳ 1, cuối học kỳ 1, giữa học kỳ 2 và cuối năm học. Và kết quả đánh giá đối với học sinh tiểu học được phân thành 04 mức là hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?