Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực may, đan sợi nhỏ, thêu móc, thiết kế bằng tay, vẽ mẫu thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu?

Xin hỏi theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực may, đan sợi nhỏ, thêu móc, thiết kế bằng tay, vẽ mẫu thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu? - Câu hỏi của Kim Liên (Phú Thọ)

Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực may, đan sợi nhỏ, thêu móc, thiết kế bằng tay, vẽ mẫu thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BYT quy định khu vực may, đan sợi nhỏ, thêu móc, thiết kế bằng tay, vẽ mẫu thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu như sau:

- Vị trí làm việc và vùng tháo dỡ kiện bông: 200 Lux

- Chải, giặt, là, máy xé bông, kéo sợi, ghép sợi thô, hồ sợi, cắt, xe sợi thô, xe sợi đay và sợi gai: 300 Lux

- Xe sợi con, đánh ống, mắc khung cửi, dệt, tết sợi, đan len: 500 Lux

- May, đan sợi nhỏ, thêu móc: 750 Lux

- Thiết kế bằng tay, vẽ mẫu: 750 Lux

- Hoàn thiện, nhuộm: 500 Lux

- Phòng phơi sấy: 100 Lux

- In vải tự động: 500 Lux

- Gỡ nút sợi, chỉnh sửa: 1000 Lux

- Kiểm tra màu, kiểm tra vải: 1000 Lux

- Sửa lỗi: 1500 Lux

- May mũ: 500 Lux

Như vậy, theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực may, đan sợi nhỏ, thêu móc, thiết kế bằng tay, vẽ mẫu thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là 750 Lux.

Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực may, đan sợi nhỏ, thêu  móc, thiết kế bằng tay, vẽ mẫu thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu?

Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực may, đan sợi nhỏ, thêu móc, thiết kế bằng tay, vẽ mẫu thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Nếu độ chiếu sáng khu vực may, đan sợi nhỏ, thêu móc, thiết kế bằng tay, vẽ mẫu không đạt mức cho phép thì người sử dụng lao động phải làm gì?

Theo Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BYT quy định quản lý độ chiếu sáng khu vực may, đan sợi nhỏ, thêu móc, thiết kế bằng tay, vẽ mẫu như sau:

IV. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
1. Cơ sở có người lao động chịu ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng nơi làm việc phải định kỳ đo đạc, đánh giá cường độ chiếu sáng tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh động.
2. Nếu chiếu sáng nơi làm việc không đạt mức cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện đảm bảo vệ sinh chiếu sáng và bảo vệ sức khỏe người lao động.

Theo đó, nếu độ chiếu sáng khu vực may, đan sợi nhỏ, thêu móc, thiết kế bằng tay, vẽ mẫu không đạt mức cho phép thì người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện đảm bảo vệ sinh chiếu sáng và bảo vệ sức khỏe người lao động.

Độ rọi nhỏ nhất trên mặt làm việc do các đèn chiếu sáng sự cố tạo ra là bao nhiêu?

Theo Mục 2 Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 16:1986 quy định như sau:

2. Chiếu sáng sự cố, chiếu sáng để phân tán người và chiếu sáng bảo vệ
2.1. Phải có chiếu sáng sự cố trong các phòng và những nơi làm việc sau đây:
- Những nơi có nguy cơ gây nổ, cháy, nhiễm độc cho người;
- Những nơi khi chiếu sáng làm việc đột nhiên bị mất sẽ làm gián đoạn quy trình làm việc hoặc trình tự tiến hành công việc trong một thời gian dài;
- Những công trình đầu mối quan trọng nếu ngừng hoạt động sẽ gây ảnh hưởng không tốt về chính trị, kinh tế ví dụ như các trạm bơm cấp thoát nước cho nhà ở và công trình công cộng, hệ thống thông hơi, thông gió trong các phòng v. v...
- Những nơi có liên quan đến tính mạng con người như: Phòng mổ, phòng cấp cứu hồi sức, phòng đẻ, phòng khám bệnh v.v...
2.2. Độ rọi nhỏ nhất trên mặt làm việc do các đèn chiếu sáng sự cố tạo ra không được nhỏ hơn 5% trị số của độ rọi chiếu sáng làm việc quy định trong bảng 4 nhưng không được nhỏ hơn 2 lux ở trong nhà và l lux ở ngoài nhà.
2.3. Trong các phòng mổ trị số độ rọi do chiếu sáng sự cố tạo ra không được nhỏ hơn 150 lux.
2.4. Phải có chiếu sáng để phân tán người ở những nơi như sau:
- ở những nơi có thể gây nguy hiểm cho người đi qua
- ở các lối đi, cầu thang, hành lang phân tán;
- Trên các cầu thang của nhà ở trên 5 tầng;
- Trong các phòng của công trình công cộng có trên 100 người.
2.5. Trị số độ rọi nhỏ nhất do các đèn chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người tạo ra trên mặt sàn (hoặc nền) các lối đi, bậc cầu thang v.v... không được nhỏ hơn 0,5 lux ở trong nhà vào, 2 lux ở ngoài nhà.
2.6. Phải sử dụng đèn nung sáng để chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người.
Cấm sử dụng đèn huỳnh quang, đèn thủy ngân cao áp đèn halôgen v.v... để chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người.
2.7. Mạng điện của hệ thống chiếu sáng sự cố, hệ thống chiếu sáng để phân tán người phải mắc vào nguồn điện riêng, không được mất điện trong bất kỳ tình huống nào.
2.8. Đèn chiếu sáng sự cố trong các phòng có thể dùng để chiếu sáng phân tán người.
2.9. Trong các công trình công cộng, những cửa ra của các phòng có trên 100 người phải có đèn báo hiệu chỉ dẫn lối thoát khi xảy ra sự cố. Những đèn chỉ dẫn này phải mắc vào mạng điện chiếu sáng sự cố.
2.10. Đèn chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người cần khác với đèn chiếu sáng làm việc về kích thước, chủng loại hoặc có dấu hiệu riêng trên đèn.
2.11. Phải có chiếu sáng bảo vệ dọc theo ranh giới của nhà ở và công trình công cộng.
Trị số độ rọi để chiếu sáng bảo vệ ở mặt phẳng nằm ngang sát mặt đất hoặc ở một phía của mặt phẳng thẳng đứng cách mặt đất 0,5m không được nhỏ hơn 0,5 lux.

Theo đó, Độ rọi nhỏ nhất trên mặt làm việc do các đèn chiếu sáng sự cố tạo ra không được nhỏ hơn 5% trị số của độ rọi chiếu sáng làm việc quy định trong bảng 4 Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 16:1986 nhưng không được nhỏ hơn 2 lux ở trong nhà và l lux ở ngoài nhà.

Trân trọng!

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị X quang chụp vú dùng trong y tế theo QCVN 21:2019/BKHCN là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực may, đan sợi nhỏ, thêu móc, thiết kế bằng tay, vẽ mẫu thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực phòng đánh máy, xử lý dữ liệu thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết cấu nồi hơi lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác trên biển phải đáp ứng các quy định chung nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 102:2018/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy loại chất ngọt tổng hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà bạt cứu sinh dự trữ nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2010/BTC?
Hỏi đáp Pháp luật
Phải thực hiện kiểm tra định kỳ du thuyền vào thời gian nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 81:2014/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/10/2024: Đèn chiếu sáng phía trước xe cơ giới áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn mới về đèn chiếu sáng phía trước của xe gắn máy từ 01/10/2024?
Hỏi đáp pháp luật
Bậc chịu lửa là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Tạ Thị Thanh Thảo
571 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào