Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi silic?
Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi silic?
Theo Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp như sau:
Điều 3. Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Căn cứ Mục 2 Phụ lục 1 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc có thể bị bệnh bụi phổi silic như sau:
- Khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa silic tự do.
- Tán, nghiền, sàng và thao tác khô các quặng hoặc đá có chứa silic tự do.
- Công việc luyện kim, đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu, làm sạch vật đúc,...).
- Đẽo và mài đá có chứa silic tự do.
- Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các sản phẩm khác có chứa silic tự do.
- Chế biến chất carborundum, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ các đồ gốm khác, gạch chịu lửa.
- Các công việc mài, đánh bóng, rũa khô bằng đá mài có chứa silic tự do.
- Làm sạch hoặc làm nhẵn bằng tia cát.
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bụi silic tự do.
Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi silic? (Hình từ Internet)
Chẩn đoán lâm sàng bệnh bụi phổi silic có thể có các triệu chứng nào?
Căn cứ Mục 7 Phụ lục 1 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
Có thể có các triệu chứng sau đây:
- Khó thở khi gắng sức, sau đó là khó thở thường xuyên;
- Đau tức ngực, ho, khạc đờm;
- Có thể có ran nổ, ran ẩm (thể cấp).
7.2. Cận lâm sàng
- Hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang phổi thẳng (phim chụp thường và phim kỹ thuật số):
+ Có nốt mờ nhỏ tròn đều ký hiệu p, q, r hoặc đám mờ lớn ký hiệu A, B, C (theo bộ phim mẫu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011).
+ Có thể thấy hình ảnh khí phế thũng, hoại tử khoang, vôi hóa dạng vỏ trứng.
- Rối loạn chức năng hô hấp (nếu có): Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn hoặc hỗn hợp;
- Chụp CT scanner phổi khi cần thiết.
Theo đó, Chẩn đoán lâm sàng bệnh bụi phổi silic có thể có các triệu chứng:
- Khó thở khi gắng sức, sau đó là khó thở thường xuyên;
- Đau tức ngực, ho, khạc đờm;
- Có thể có ran nổ, ran ẩm (thể cấp).
Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ kinh phí chữ bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Điều 21. Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Như vậy, theo quy định trên thì mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp tối đa bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng tối đa không quá 15 triệu đồng/người.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp như sau:
Điều 18. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định này.
2. Bản sao có chứng thực hồ sơ bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
3. Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.
Như vậy, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 88/2020/NĐ-CP;
- Bản sao có chứng thực hồ sơ bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
- Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?