Đối tượng nào được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế?
- Đối tượng nào được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế?
- Nguyên tắc nào được áp dụng để tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Trong thời hạn bao lâu Cổng thông tin điện tử phản hồi cho bên sử dụng thông tin về thông tin hóa đơn điện tử ?
- Tổng cục Thuế có trách nhiệm gì trong việc quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử?
Đối tượng nào được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế?
Căn cứ theo tại điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về quyền của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:
Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
1. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có quyền:
a) Tạo hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để sử dụng nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;
...
Đồng thời theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 về áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, như sau:
Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
...
2. Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
...
Như vậy, đối tượng được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là:
[1] Doanh nghiệp kinh doanh ở 15 lĩnh vực sau: điện tử, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính ứng dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy.
[2] Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dụng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.
Đối tượng nào được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế? (Hình ảnh từ Internet)
Nguyên tắc nào được áp dụng để tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nguyên tắc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử như sau:
- Việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được áp dụng để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường.
- Việc tra cứu, cung cấp thông tin hóa đơn điện tử phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng đối tượng.
- Việc sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được cung cấp phải đảm bảo đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin; đồng thời phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về bảo về bí mật nhà nước.
Trong thời hạn bao lâu Cổng thông tin điện tử phản hồi cho bên sử dụng thông tin về thông tin hóa đơn điện tử ?
Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 123/2020/NĐ-CP trong thời gian không quá 05 phút kể từ khi nhận được yêu cầu, Cổng thông tin điện tử phản hồi cho bên sử dụng thông tin:
- Thông tin hóa đơn điện tử: thông báo lý do trong trường hợp hệ thống gặp sự cố hoặc không có thông tin hóa đơn điện tử.
- Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin với số liệu lớn thì thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế thông báo.
Tổng cục Thuế có trách nhiệm gì trong việc quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trách nhiệm của Tổng cục thuế trong việc quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử bao gồm:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử, hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế, phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan khác của nhà nước (công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, các cơ quan có liên quan), phục vụ nhu cầu xác minh, đối chiếu hóa đơn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;
- Thông báo các loại hóa đơn, chứng từ đã được phát hành, được báo mất, không còn giá trị sử dụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030?
- 02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 pdf tải về? Nghị quyết 18-NQ/TW đã đề ra các mục tiêu gì?
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?