Người hiến máu có những quyền lợi gì? Khi nào người hiến máu phải trì hoãn hiến máu trong thời hạn 12 tháng?
Người hiến máu phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn người hiến máu như sau:
- Tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.
- Sức khỏe:
+ Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.
+ Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.
+ Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ);
+ Không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật 2010;
+ không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;
+ Lâm sàng:
++ Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;
++ Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;
++ Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;
++ Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.
- Xét nghiệm:
++ Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.
++ Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng;
++ Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l.
- Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 11 Thông tư 26/2013/TT-BYT, việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định.
Người hiến máu có những quyền lợi gì?
Tại Điều 12 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định về quyền lợi của người hiến máu. Theo đó thì quyền lợi của người hiến máu như sau:
- Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.
- Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.
- Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khoẻ, hiến máu; được hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ; được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư 26/2013/TT-BYT.
- Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT. Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư 26/2013/TT-BYT được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
Người hiến máu có những quyền lợi gì? Khi nào người hiến máu phải trì hoãn hiến máu trong thời hạn 12 tháng? (Hình từ Internet)
Khi nào người hiến máu phải trì hoãn hiến máu trong thời hạn 12 tháng?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định về trì hoãn hiến máu như sau:
Điều 5. Trì hoãn hiến máu
1. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kể từ thời điểm:
a) Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa;
b) Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não;
c) Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn hoặc tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;
d) Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.
...
Như vậy, người hiến máu phải trì hoãn hiến máu trong thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm:
- Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa;
- Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não;
- Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn hoặc tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;
- Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?