Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học không?

Cho tôi hỏi: để làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học không ạ? Mong được giải đáp. Câu hỏi của anh Phú đến từ Bến Tre.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã là cán bộ hay công chức?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 5. Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.

Theo đó, người giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã sẽ là cán bộ cấp xã.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/07052024/hoi-dong-nhan-dan-cap-xa.jpg

Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học không? (Hình từ Internet)

Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học không?

Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 8. Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với cán bộ cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Căn cứ tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã quy định tại Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chuẩn cụ thể của từng chức vụ cán bộ cấp xã cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này.

Như vậy, để trở thành Hội đồng nhân dân cấp xã thì cá nhân đó bắt buộc phải tốt nghiệp đại học trở lên và đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:

- Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (tương đương 60 tháng).

Trong trường hợp đặc biệt sẽ căn cứ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.

- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.

- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã.

- Thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và công dân.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân và các nhiệm vụ sau:

+ Chủ trì xây dựng quy chế làm việc, nội dung, kế hoạch công tác hàng năm, quý, tháng của Hội đồng nhân dân cấp xã.

+ Phân công công việc trong Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã.

+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã.

+ Kiểm tra, đôn đốc, điều phối hoạt động của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác.

+ Theo dõi, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của từng thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã.

+ Trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan nhà nước cấp trên.

+ Ký các văn bản theo quy định và theo quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp xã.

+ Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã với cấp trên.

+ Chỉ đạo sơ kết, tổng kết công tác hàng năm, 6 tháng, quý, tháng theo quy định.

+ Là đại diện của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã trong mối quan hệ công tác với các cơ quan ở cấp xã và cấp trên; ủy nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ khi vắng mặt tại cơ quan theo quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp xã.

+ Chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài chính, tài sản được cấp có thẩm quyền giao cho Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định.

+ Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp, hội nghị, cuộc họp định kỳ, đột xuất.

+ Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Trân trọng!

Hội đồng nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hội đồng nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng nhân dân là gì? Hội đồng nhân dân có chức năng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ họp Hội đồng nhân dân diễn ra bao nhiêu lần một năm? Ai có thẩm quyền triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng nhân dân thị trấn có các nhiệm vụ và quyền hạn nào? Thường trực Hội đồng nhân dân thị trấn phải có đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân diễn ra trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào ban hành văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện?
Hỏi đáp Pháp luật
Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan gì? Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân kéo dài trong bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng nhân dân và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật tổ chức hội đồng nhân dân mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thí điểm Hội đồng nhân dân Thành phố HCM được quyết định áp dụng mức thu những khoản phí nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hội đồng nhân dân
Nguyễn Thị Kim Linh
74 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hội đồng nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào