Đề thi cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024?

Tôi có thắc mắc: Đề thi cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024? (Câu hỏi của chị Thanh Thảo đến từ Ninh Thuận)

Đề thi cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024?

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại Việt Nam đối với học sinh cấp THPT. Môn học này nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về kinh tế và pháp luật, giúp học sinh hiểu biết về các quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường, những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cũng như những kỹ năng cần thiết để tham gia vào đời sống xã hội một cách có trách nhiệm.

Đề thi cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức được dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học kì.

Dưới đây là trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024, học sinh có thể tham khảo và ôn tập.

Tải Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 tại đây. Tải về

Đề thi cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024?

Đề thi cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu hình thức đánh giá kết quả học tập đối với học sinh lớp 10?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, có 02 hình thức đánh giá kết quả học tập đối với học sinh lớp 10, cụ thể:

[1] Đánh giá bằng nhận xét

- Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

- Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.

- Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.

- Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.

[2] Đánh giá bằng điểm số

- Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

- Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.

[3] Hình thức đánh giá đối với các môn học

- Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 trong 02 mức: Đạt, Chưa đạt.

- Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Đánh giá định kì đối với học sinh lớp 10 được quy định như thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, đánh giá định kì đối với học sinh lớp 10 như sau:

[1] Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.

[2] Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 lần đánh giá giữa kì và 01 lần đánh giá cuối kì.

[3] Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 điểm đánh giá giữa kì và 01 điểm đánh giá cuối kì.

Trân trọng!

Hỏi đáp về Giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Download Mẫu Biên bản họp phụ huynh cuối năm 2024 phù hợp cho mọi cấp học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời nhận xét học bạ lớp 6 cuối kì 2 theo Thông tư 22 chi tiết, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét môn Tự nhiên và xã hội học kì 2 theo Thông tư 27 học sinh lớp 1, 2, 3 mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Mẫu giấy khen cuối năm học bản Word mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học bạ lớp 3 học kì 2 theo Thông tư 27 cập nhật mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh cấp 2 có điểm tổng kết bao nhiêu mới được nhận danh hiệu Học sinh Xuất sắc năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ đề thi cuối kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án tham khảo mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét năng lực, phẩm chất mới nhất theo Thông tư 22?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn đợt 1 năm 2024 dành cho học sinh THCS và THPT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Giáo dục
Dương Thanh Trúc
3,120 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hỏi đáp về Giáo dục
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào