Cách hạch toán tài khoản 2412 theo Thông tư 200 như thế nào?

Cho tôi hỏi: Cách hạch toán tài khoản 2412 theo Thông tư 200 như thế nào? (Câu hỏi của chị Hồng Quyên - Huế)

Tài khoản 2412 theo Thông tư 200 là tài khoản gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Thông tư 200/2014/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 1 Điều 13 Thông tư 177/2015/TT-BTC có giải thích tài khoản 2412 - Xây dựng cơ bản là tài khoản hản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB.

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình (theo từng đối tượng tài sản hình thành qua đầu tư) và ở mỗi đối tượng tài sản phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB.

Cách hạch toán tài khoản 2412 theo Thông tư 200 như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 46 Thông tư 200/2014/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 1 Điều 13 Thông tư 177/2015/TT-BTC, cách hạch toán tài khoản 2412 - chi phí đầu tư XDCB theo Thông tư 200 được thực hiện như sau:

*Trường hợp nhận khối lượng XDCB, khối lượng sửa chữa TSCĐ hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao, căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, hóa đơn bán hàng, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2412, 2413) (tổng giá thanh toán)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

*Xuất thiết bị đầu tư XDCB giao cho bên nhận thầu:

- Đối với thiết bị không cần lắp, ghi: Nợ TK 241 - XDCB dở dang.

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

- Đối với thiết bị cần lắp: Khi xuất thiết bị giao cho bên nhận thầu, kế toán chỉ theo dõi chi tiết thiết bị đưa đi lắp.

Khi có khối lượng lắp đặt hoàn thành của bên B bàn giao, được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán, thì giá trị thiết bị đưa đi lắp mới được tính vào chi phí đầu tư XDCB, ghi: Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2412)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

*Khi phát sinh các chi phí khác, như chi phí lãi vay, chi phí đấu thầu (sau khi bù trừ với số tiền thu từ việc bán hồ sơ thầu), chi phí tháo dỡ hoàn trả mặt bằng (sau khi bù trừ với số phế liệu có thể thu hồi),... ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2412)

Có các TK 111, 112, 331, 335, 3411, 343...

Số tiền bán hồ sơ thầu sau khi bù trừ với chi phí đấu thầu, nếu còn thừa được kế toán giảm chi phí đầu tư xây dựng (ghi vào bên Có TK 241).

Cách hạch toán tài khoản 2412 theo Thông tư 200 như thế nào?

Cách hạch toán tài khoản 2412 theo Thông tư 200 như thế nào? (Hình từ Internet)

Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai được tập hợp vào tài khoản 2412 khi nào?

Theo Điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình như sau:

Điều 37. Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình
1. Nguyên tắc kế toán
....
c) Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ vô hình được tập hợp vào chi phí SXKD trong kỳ. Trường hợp xét thấy kết quả triển khai thoả mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình quy định tại Chuẩn mực kế toán “TSCĐ vô hình” thì các chi phí giai đoạn triển khai được tập hợp vào TK 241 "Xây dựng cơ bản dở dang" (2412). Khi kết thúc giai đoạn triển khai các chi phí hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình trong giai đoạn triển khai phải được kết chuyển vào bên Nợ tài khoản 213 “TSCĐ vô hình".
d) Trong quá trình sử dụng phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ vô hình vào chi phí SXKD theo quy định của Chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình. Riêng đối với TSCĐ là quyền sử dụng đất thì chỉ tính khấu hao đối với những TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn.
đ) Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình:
- Chi phí phát sinh có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;
- Chi phí được xác định một cách chắc chắn và gắn liền với TSCĐ vô hình cụ thể.
.....

Thông qua quy định trên, chi phí thực tế phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai được tập hợp vào tài khoản 2412 "Xây dựng cơ bản dở dang" khi xét thấy kết quả triển khai thoả mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình quy định tại Chuẩn mực kế toán “TSCĐ vô hình.

Mặt khác, khi kết thúc giai đoạn triển khai các chi phí hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình trong giai đoạn triển khai phải được kết chuyển vào bên Nợ tài khoản 213 “TSCĐ vô hình".

Trân trọng!

Tài khoản kế toán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài khoản kế toán
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 04-TT Mẫu Giấy thanh toán tiền tạm ứng theo Thông tư 200 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng so sánh hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200 và Thông tư 133 chi tiết mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133 kèm file Excel mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài khoản 241 là gì? TK 241 theo Thông tư 200 có mấy tài khoản cấp 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách hạch toán tài khoản 2412 theo Thông tư 200 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 24 áp dụng từ năm 2025 kèm file PDF?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách ghi Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạch toán không đúng nội dung của tài khoản kế toán thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
6422 là tài khoản kế toán gì? Nguyên tắc kế toán tài khoản 642 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài khoản kế toán
Dương Thanh Trúc
247 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tài khoản kế toán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào