Hiện nay phải thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các đối tượng nào?
Hiện nay phải thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các đối tượng nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 157/2014/TT-BTC quy định về đối tượng được kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán như sau:
Điều 7. Đối tượng được kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán
Đối tượng được kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán bao gồm:
1. Doanh nghiệp kiểm toán.
2. Kiểm toán viên hành nghề.
Như vậy, hiện nay có 02 đối tượng phải được kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán bao gồm doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề.
Hiện nay phải thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Có những hình thức kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán nào đang được áp dụng hiện nay?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 157/2014/TT-BTC quy định về các hình thức kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán như sau:
Điều 6. Hình thức kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán
1. Giám sát chất lượng dịch vụ kiểm toán và tình hình tuân thủ quy định pháp luật về kiểm toán độc lập
a) Đánh giá Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm do doanh nghiệp kiểm toán gửi Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Đánh giá chất lượng báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán thông qua báo cáo tài chính của các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán gửi cho Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và cơ quan liên quan theo quy định;
c) Đánh giá việc tuân thủ các quy định về đăng ký và duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán;
d) Giám sát thông qua các báo cáo mà doanh nghiệp kiểm toán hàng năm gửi cho Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định và các thông tin khác thu thập được trong quá trình quản lý.
2. Kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán
a) Cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) thành lập Đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các doanh nghiệp kiểm toán;
b) Kiểm tra dấu hiệu sai phạm về chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề;
c) Kiểm tra xác minh đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập.
Như vậy, hiện nay có 02 hình thức kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán chính là giám sát chất lượng dịch vụ kiểm toán và tình hình tuân thủ quy định pháp luật về kiểm toán độc lập và kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán, cụ thể như sau:
- Giám sát chất lượng dịch vụ kiểm toán và tình hình tuân thủ quy định pháp luật về kiểm toán độc lập, bao gồm:
+ Đánh giá Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm của doanh nghiệp;
+ Đánh giá chất lượng báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán thông qua báo cáo tài chính của các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán;
+ Đánh giá việc tuân thủ các quy định về đăng ký và duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán;
+ Giám sát thông qua các báo cáo mà doanh nghiệp kiểm toán gửi hàng năm và các thông tin khác thu thập được trong quá trình quản lý.
- Kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán, bao gồm:
- Cơ quan có thẩm quyền thành lập Đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các doanh nghiệp kiểm toán;
- Kiểm tra dấu hiệu sai phạm về chất lượng dịch vụ kiểm toán;
- Kiểm tra xác minh đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập.
Quy trình kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán thực hiện như thế nào?
Căn cứ Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 157/2014/TT-BTC quy định về quy trình kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán.
Theo đó, quy trình kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán thực hiện qua các bước sau:
- Giai đoạn chuẩn bị kiểm tra:
+ Bước 1: Cơ quan kiểm tra lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra
+ Bước 2: Cơ quan kiểm tra thành lập Đoàn kiểm tra
+ Bước 3: Cơ quan kiểm tra g ửi văn bản thông báo kế hoạch kiểm tra cho doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra.
+ Bước 4: Trưởng Đoàn kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra chi tiết.
+ Bước 5: Các thành viên Đoàn kiểm tra ký cam kết bằng văn bản về tính độc lập và bảo mật thông tin với đối tượng được kiểm tra.
- Giai đoạn thực hiện kiểm tra:
+ Bước 1: Trưởng Đoàn kiểm tra công bố Quyết định kiểm tra.
+ Bước 2: Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra hệ thống, bao gồm:
++ Tìm hiểu về tính chất và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán;
++ Tìm hiểu về việc xây dựng, phổ biến và tổ chức thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán
++ Đánh giá rủi ro hệ thống;
++ Lựa chọn các hồ sơ về hợp đồng dịch vụ kiểm toán có rủi ro cao để kiểm tra, đánh giá;
++ Phỏng vấn nhân viên chuyên nghiệp ở các cấp độ khác nhau và những người có trách nhiệm trong doanh nghiệp kiểm toán;
++ Kiểm tra và thu thập các bằng chứng thích hợp để đánh giá liệu doanh nghiệp kiểm toán đã thiết lập đầy đủ và tuân thủ các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hay chưa;
++ Kiểm tra và thu thập các bằng chứng thích hợp khác như hồ sơ hành chính, hồ sơ nhân sự, hồ sơ lưu giữ các tài liệu trao đổi với chuyên gia tư vấn về các vấn đề kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;
++ Đánh giá việc xây dựng, phổ biến và tổ chức thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra.
+ Bước 3: Đoàn kiểm tra lập Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán và trao đổi để thống nhất với doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra.
+ Bước 4: Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra kỹ thuật, bao gồm:
++ Kiểm tra phương pháp luận về kiểm toán do doanh nghiệp áp dụng;
++ Kiểm tra hồ sơ (file) kiểm toán mẫu do doanh nghiệp kiểm toán hướng dẫn;
++ Lựa chọn hồ sơ về hợp đồng dịch vụ kiểm toán và kiểm tra, xem xét;
++ Thực hiện các thủ tục để xác định doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra có đánh giá rủi ro, xác định vùng có rủi ro cao, lưu trữ vào hồ sơ về các thủ tục kiểm tra đã thực hiện đối với các vùng rủi ro cao hay không;
++ Đánh giá sự hợp lý của phạm vi kiểm tra;
++ Kiểm tra việc thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp;
+ Bước 5: Đoàn kiểm tra lập Bảng đánh giá đối với từng hồ sơ về hợp đồng dịch vụ kiểm toán được chọn để kiểm tra.
- Giai đoạn kết thúc và sau kiểm tra:
+ Bước 1: Đoàn kiểm tra phải lập dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra, trao đổi dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra với Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra.
Trường hợp phát hiện có vi phạm hành chính thì Đoàn kiểm tra phải lập và gửi Biên bản vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền.
+ Bước 2: Xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau về kết quả kiểm tra (nếu có).
+ Bước 3: Doanh nghiệp kiểm toán gửi Báo cáo giải pháp khắc phục sai sót và thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm tra cho cơ quan kiểm tra theo quy định.
+ Bước 4: Cơ quan kiểm tra lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra và Báo cáo tổng hợp các sai phạm phát hiện qua kiểm tra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?