Ngày thành lập đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là ngày mấy?

Cho tôi hỏi: Ngày thành lập đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là ngày mấy? Câu hỏi từ anh Quang - Long An

Ngày thành lập đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là ngày mấy?

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được sáng lập bởi Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 15 tháng 5 năm 1941 tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức dành cho thiếu niên nhi đồng, được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh dìu dắt và phát triển.

Lấy "5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng" làm kim chỉ nam, Đội không ngừng nỗ lực rèn luyện đội viên, đồng thời hỗ trợ thiếu nhi trong mọi hoạt động học tập, vui chơi, giải trí. Đội cũng là cầu nối giúp các em thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em và Luật trẻ em.

Như vậy, Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là ngày 15 tháng 5 năm 1941. Tính tới năm 2024, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã kỷ niệm 83 năm thành lập.

Ngày thành lập đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là ngày mấy?

Ngày thành lập đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là ngày mấy? (Hình từ Internet)

Giáo viên làm Tổng phụ trách đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định về giáo viên làm Tổng phụ trách đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội
1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên ở mỗi cấp học theo quy định tại Điều lệ trường học hiện hành.
2. Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.
3. Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.
4. Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội các cấp.
5. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.
6. Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
7. Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.

Như vậy, giáo viên làm Tổng phụ trách đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

[1] Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên ở mỗi cấp học theo quy định tại Điều lệ trường học hiện hành.

[2] Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.

[3] Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.

[4] Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội các cấp.

[5] Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.

[6] Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

[7] Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.

Thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là bao lâu?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định về thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội như sau:

Điều 5. Thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội
1. Thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội là 05 năm. Hết thời hạn trên, nhà trường có trách nhiệm bố trí giáo viên trở lại giảng dạy theo đúng chuyên ngành được đào tạo.
2. Trường hợp giáo viên hết thời hạn được cử nhưng còn đủ tiêu chuẩn và có nguyện vọng tiếp tục làm Tổng phụ trách Đội thì hiệu trưởng thống nhất với Hội đồng trường để xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
3. Trường hợp giáo viên chưa hết thời hạn được cử mà thôi không làm Tổng phụ trách Đội thì hiệu trưởng ra quyết định thôi cử đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, đồng thời cùng Hội đồng trường xem xét, chọn và cử giáo viên khác thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

Như vậy, thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là 05 năm. Hết thời hạn trên, nhà trường có trách nhiệm bố trí giáo viên trở lại giảng dạy theo đúng chuyên ngành được đào tạo.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn tả một người em chỉ gặp một vài lần nhưng nhớ mãi lớp 5 hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Ý nghĩa của Hiệp định Paris đối với thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ Trái đất 2025 vào thứ mấy, ngày nào? Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất lúc mấy giờ? Chủ đề Giờ Trái đất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 25 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Được sử dụng người lao động làm thêm giờ vào ngày 25 tháng 2 âm lịch tối đa bao nhiêu tiếng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 3 2025 có ngày lễ sự kiện gì? Tháng 3 2025 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Dương Tháng 3 2025 chi tiết, chính xác nhất? Xem Lịch vạn niên Tháng 3 2025 âm và dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 25 tháng 2 là ngày gì? Ngày 25 tháng 2 là thứ mấy? Ngày 25 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạt vi nhựa là gì? Tác hại của hạt vi nhựa như thế nào đối với sức khỏe con người? Việc bảo vệ môi trường khỏi hạt vi nhựa cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 2 tháng 2 là ngày gì? Ngày 2 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 22 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 22 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Hiền
8,525 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào